Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Người đàn bà cụt tay xây biệt thự, thành tỷ phú!

Người ta bảo: “Giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay”, nhưng với bà Trần Thị Hằng, ở xã Hoàng Diệu, TP Thái Bình thì khó cả tứ chi. Đôi bàn tay nhỏ nhắn, trắng hồng thời con gái giờ chỉ còn một đốt ngón cái. Đôi bàn chân co rút, ngắn cũn cỡn, đi lại khó khăn, cứ lật đà lật đật. Gần 30 năm vật vã dưới tận cùng bể khổ, ở tuổi 70, bà mới được ngẩng mặt với đời.
Ngồi trong căn biệt thự hoành tráng trị giá vài tỷ đồng ở vùng ven thành phố Thái Bình, nhớ về một thời lầm lũi trong tủi nhục để sống, những giọt nước mắt cứ lăn trên gò má của bà. Bà Hằng bảo, cả đời ngụp lặn trong đau khổ mà không khóc được, giờ sướng một chút lại hay rơi nước mắt.
Bà Trần Thị Hằng sinh ra trong một gia đình kháng chiến. Bố là thầy giáo, rồi Chủ tịch xã Hoàng Diệu, bị địch bắn chết trong một trận càn, ngay trước mắt bà. Hình ảnh khủng khiếp ấy in đậm vào ký ức và khiến bà trở nên có nghị lực thép.
Bà Hằng xưa kia học rất giỏi. Hồi đi thi học sinh giỏi văn toàn miền Bắc, nhà thơ Tố Hữu đã ra đề thi làm thơ ứng khẩu tự nhiên, bà Hằng đột nhiên nhớ đến cha rồi làm một bài thơ rất cảm động. Nhà thơ Tố Hữu khen hay và cho giải nhì.
ba-hang1-6847-1409252514.jpg
Với đôi bàn tay tật nguyền, bà Hằng vẫn luôn cố gắng lao động với nghị lực phi thường.
Học rất giỏi nên Hằng được cử đi học Đại học Tài chính – Kế toán. Giữa mùa thu năm 1967, ra trường, Hằng cùng bạn bè khoác ba lô, vượt Trường Sơn vào tận Sài Gòn, Đồng Nai làm công tác thanh vận cho đồng bào vùng giải phóng.
Tháng 5/1968, do yêu cầu công tác, bà trở ra miền Bắc làm ở Ty tài chính Hà Tây. Cuối năm 1972, khi bà đang quét dọn kho tàng thì máy bay Mỹ lao tới trút bom. Một mảnh bom cắt phăng mảng da đầu, một mảnh găm vào mông và một mảnh xuyên thủng bụng.
Bác sĩ phải cắt bỏ hơn 1m ruột bị nát bấy. Bà Hằng nằm bất tỉnh trong bệnh viện suốt nửa năm trời. Do sức khỏe mỗi ngày thêm sa sút nên cơ quan giải quyết cho bà về chế độ “một cục”.
Hồi về quê chồng ở Bắc Ninh, bà mang thai đứa con đầu, nhưng do sức khỏe yếu nên bị lên cơn sản giật. Gia đình nghĩ không thể cứu được nên sắm quan tài chuẩn bị làm tang ma. Nhưng lúc bà hấp hối thì có một người đàn bà giàu sang tên là Tuyết, người Đông Du bế lên xe đưa đến bệnh viện Suối Hoa mổ cấp cứu. Không cứu được đưa bé, nhưng bà sống. Mấy chục năm nay, bà Hằng cố công dò hỏi nhưng không biết người đàn bà tên Tuyết đó ở đâu để trả ơn cứu mạng.
Năm 1975, bà sinh Tú Anh trong tủi hờn nước mắt, bởi chồng đã bỏ đi theo gái. Gia đình chồng cũng hắt hủi, ghẻ lạnh. Không có tiền, không ai chăm sóc, đẻ xong, bà phải lần đến từng giường của những người bệnh khác để xin ăn từng mẩu bánh mì, từng miếng cơm thừa cho con có sữa bú.
Bà lặng lẽ bế đứa con đỏ hỏn với nước mắt nhạt nhòa vừa lang thang xin ăn, vừa tìm đường về quê mẹ. Người mẹ bệnh tật, nằm co quắp trong ngôi nhà hoang nhìn thấy đứa con tàn tạ mà không nói nên lời, hai mẹ con cứ ôm nhau khóc ngặt.
Tài sản mẹ để lại cho bà gồm mảnh vườn nhỏ xíu, ngập nước cùng cái ao rộng 3 sào, sâu như thùng đấu. Bà chặt hạ những cây chuối hột trong vườn, kết lại thành bè, chốt xung quanh bằng những cọc tre rồi dựng lên túp lều lợp bằng rạ.
Mỗi khi mưa lớn, nước trên đồng tràn vào ao, ngập khắp vườn, chiếc bè chuối của mẹ con bà lại nổi lên, dập dềnh trên mặt ao. Bà chỉ có chiếc nón mê, mấy chiếc áo vá chằng vá đụp mà chống lại những mùa đông rét căm căm, gió lạnh lùa tứ bề. Đã có không ít lần giông bão, gió thổi bay cả mái rạ, đánh tan bè chuối, mẹ con bà lóp ngóp bơi giữa dòng nước.
Để tạo lập cuộc sống, bà Hằng đắp đất tôn cao bờ ao, rồi mua cá giống về thả. Bà dầm mình hết ngày này qua ngày khác móc bùn đắp thành rệ xung quanh ao để trồng khoai nước, thả rau muống.
Đôi bàn tay người đàn bà bao nhiêu năm chọc xuống bùn, đôi bàn chân ngày ngày ngập trong buốt giá đã không chịu nổi nên viêm nhiễm, lở loét. Tiền mua thuốc không có, mà những ngón tay mỗi ngày lại lở loét, sưng vù đau đớn khiến bà chẳng làm được việc gì.
Bà tự nghĩ ra cách điều trị khủng khiếp: nung đỏ dao, kê những ngón tay lở loét lên viên gạch rồi nghiến răng chặt. Khi ngón tay lở loét đã đứt lìa, bà lấy vôi đắp vào. Vết thương vừa ngậm miệng, bà lại nhào xuống ao. Cứ đến mùa đông là những cơn co giật lại ập đến, những ngón tay lại lở loét, đau đớn và bà lại xử sự với nó bằng cách đó.
Lần lượt 10 ngón tay đã mất bằng kiểu hành xác khủng khiếp. Bàn tay trái cầm dao chặt ngón tay phải, bàn tay phải cầm dao chặt ngón tay trái. Khi không còn ngón tay cầm dao nữa thì bà dùng dây buộc dao vào cổ tay thật chặt. Mỗi ngón tay rời khỏi bàn tay là một lần máu me đầm đìa và đau đớn ngất lịm.
Điều đau đớn hơn cả việc cầm dao tự chặt vào tay mình, đó là việc bà bị dân làng nghĩ mắc bệnh “hủi”. Bản thân bà lúc đó cũng nghĩ mình bị “hủi”. Người ta không dám đi qua cái bờ ao nhà bà nữa. Rau cỏ, cá mú bà bán cũng chẳng ai mua. Thậm chí, một số kẻ còn đòi chôn sống cả hai mẹ con để tiêu diệt mầm bệnh.
Nghĩ đã hết đường sống nên bà viết một lá thư tuyệt mệnh cho mẹ già: “Con chết rồi, mẹ hãy gửi Tú Anh vào trại trẻ mồ côi”. Bà trẫm mình xuống dòng Trà Lý mênh mông. Ông lão thuyền chài nhào xuống dòng nước xiết mò bà lên. Ông lão bảo: “Sống thì khó, chết thì dễ. Chết vô nghĩa lắm…”, rồi ông chèo thuyền bỏ đi. Ngẫm lời ông lão thuyền chài, rồi nghĩ đến con, bà chợt bừng tỉnh.
ba-hang2-2409-1409252514.jpg
Ngôi nhà tiền tỷ của bà Trần Thị Hằng.
Bà lững thững lội qua cánh đồng trong đêm trăng vằng vặc sáng. Vừa thấy bóng bà về, dân quân đã trói lại rồi khiêng đến trại phong Văn Môn ở huyện Vũ Thư. Tuy nhiên, qua xét nghiệm, bác sĩ khẳng định trong máu bà không có vi khuẩn bệnh phong. Bà bị lở loét là do sức yếu lại làm việc quá nặng nên bị nhiễm trùng, viêm cơ địa.
Tuy vậy, con mắt người làng nhìn bà như “con hủi” vẫn không hề thay đổi. Để tìm đất sống, cứ 3h sáng bà lại trở dậy, cho Tú Anh vào một bên quang gánh, bên kia là mớ rau, nải chuối, rổ cà rồi quẩy sang tận Nam Định bán.
Đêm đêm, hai mẹ con nằm co quắp ở đầu đường xó chợ sống qua ngày, mùa đông chui vào bao tải cho ấm. Kiếm được đồng nào bà đều cất đi, đến bữa thì vào các quán ăn xin cơm thừa. Vì mấy năm trời ăn đường, ngủ chợ nên sức khỏe suy kiệt nhanh chóng.  Lúc ấy, Tú Anh đã lên 6 tuổi. Ngoài giờ đi học, Tú Anh lại mua lạc về rang rồi đêm xuống đem ra thị xã bán, gần nửa đêm mới về nấu cháo đổ vào miệng cho mẹ.
Một buổi sáng thức dậy, bà thấy mình không cử động được nữa, miệng ú ớ chẳng nên lời. Trận ốm liệt giường kéo dài hơn 1.000 ngày. Cơ thể bà chỉ còn da bọc xương, chưa đầy 20 kg. Thi thoảng đuối sức quá, bà lại lên cơn co giật đùng đùng. Biểu hiện đó là của người sắp chết.
Tú Anh cắp 2 con gà mái đẻ đi bán lấy tiền thuê xích lô chở mẹ đi viện. Bác sĩ nhìn thấy người đàn bà teo tóp, chân tay lèo khoèo, hai mắt nhắm nghiền, liên tục co giật nên bảo: “Đã sắp chết rồi còn mang đến bệnh viện ăn vạ”. Thế nhưng, đến nửa đêm mà bà vẫn chưa chết.
Ông giám đốc bệnh viện đến trực, cầm đèn soi vào mặt và nhận ra người quen. Ông yêu cầu bác sĩ, y tá cứu chữa, nhưng họ cứ đùn đẩy nhau vì sợ lây “hủi”. Vị bác sĩ già phải trực tiếp tiêm vào ống chân, truyền máu và đến 7 ngày sau bà mới hồi tỉnh.
Tuy nhiên, suốt 3 năm trời sau cơn thập tử nhất sinh, bà trở nên điên điên khùng khùng như một đứa trẻ. Khi ấy, đôi bàn chân bà đã co rút, các ngón chân như không có xương, thụt hẳn vào trong một cục thị tròn lẳn. Ba năm trời nằm liệt giường, ba năm trời mất trí, bà sống nhờ bàn tay chăm sóc của Tú Anh.
Đúng lúc mẹ đẻ bà bị ngã, chấn thương cột sống, nằm liệt thì bà Hằng đột nhiên tỉnh lại. Dù đôi bàn tay không còn ngón, dù hai bàn chân đã tật nguyền, nhưng bà vẫn cảm thấy cuộc đời phơi phới phía trước.
Bà bán cá, bán đàn gà lấy vốn xây chuồng trại trên mảnh vườn hoang để nuôi lợn. Từ một chuồng nuôi tạm bợ, bà đã dựng lên một hệ thống liên hoàn gồm 10 chuồng. Mỗi năm bà xuất chuồng đến cả chục tấn lợn. Có lúc, đàn lợn của bà lên đến 200 con. Cả ngày, hai mẹ con bò dài ra cánh đồng cắt cỏ, dầm mình dưới ao trồng rau, trồng khoai.
Bà đấu thầu những mảnh ruộng thụt lầy để lấy đất trồng rau, nhặt nhạnh từng mảnh ruộng vụn vặt do người dân bỏ hoang để cày cuốc, trồng cấy. Ngày nào bà cũng làm việc luôn tay, luôn chân từ 4h sáng đến 12h đêm.
Đêm xuống, khi đàn lợn đi ngủ, Tú Anh lại buộc cùi tay mẹ vào xe thồ rồi hai mẹ con đẩy xe ra bãi sông xã Đông Hòa chở đất về lấp ao. Mười mấy năm ròng rã như thế, bà đã lấp được mảnh vườn rộng đến 300m2. Trên mảnh vườn ấy đã mọc lên ngôi nhà ngói thấp lè tè, làm nơi trú nắng trú mưa của mẹ con bà và người mẹ già ốm yếu.
Việc nuôi cả trăm con lợn, cấy hơn mẫu lúa, chăm sóc ao cá, dường như vẫn nhàn nhã đối với người đàn bà  từng phải chịu bao năm “thử lửa” nên bà nghĩ ra chuyện đóng gạch. Từ tảng sáng đến nửa đêm bà làm việc quần quật bên đống đất. Đôi tay cụt ngón chai sần vục vào đất nhào nặn, lóc từng tảng nhồi vào khuôn, đập, đóng. Cùi tay thọc vào đất, gặp hòn đá, hòn sỏi, buốt đến tận xương.
Có lần, mây đen sầm sập kéo đến, trời đổ mưa tầm tã, cả vạn viên gạch mà bà nhào nặn mấy tháng trời bỗng chốc biến thành đống đất nát. Bà không buồn, không khóc mà tiếp tục nhào lại đất, đóng lại gạch. Gạch ra khuôn, phơi khô, bà bán luôn cho mấy chủ lò ở Kiến Xương. Tổng cộng có 13 năm trời người đàn bà tật nguyền này liên tục nhào đất nặn gạch để bán.
Bà cũng không nhớ là đã bán được bao nhiêu vạn gạch. Hễ cứ bán được mẻ gạch nào bà lại mua vàng bỏ vào hòm. Sau này, khi mở hòm ra bà tính tổng cộng được 25 cây vàng.
Niềm vui lớn nhất đời bà là ngày Tú Anh đỗ Đại học Kinh tế quốc dân. Nhưng sóng gió tưởng đã qua, bỗng dưng lại ập tới. Năm thứ 2 đại học, Tú Anh bị bệnh thiếu ôxy não, sinh độc tố trong máu, phải bỏ học giữa chừng.
ba-hang3-1195-1409252514.jpg
Bà Hằng hạnh phúc bên cháu nội.
Ròng rã năm trời, bao nhiêu tài sản tích cóp đã tan theo bước chân của hai mẹ con từ Bắc vào Nam. Ngày Tú Anh khỏi bệnh cũng là ngày số nợ của bà lên đến 73 triệu đồng, một số tiền rất lớn vào thời điểm năm 1994. Bà lại trở về với máng lợn, với chiếc khuôn gạch và cái ao sâu.
Làm ăn thuận lợi nên bà nhanh chóng trả được nợ. Có vốn, bà vét ao, xây tường bao và thả ba ba. Tuy nhiên, một buổi sáng đầu năm 1997, đàn ba ba trị giá 200 triệu chết nổi lều phều. Đàn lợn 65 con cũng chết sùi bọt mép. Bà ngửi thấy mùi thuốc trừ sâu sặc lên từ máng lợn.
Cho đến bây giờ, bà vẫn không biết ai là kẻ hại mình một cách tàn độc như thế. Số tiền đầu tư mất trắng, bà lại trở thành con nợ. Người cho bà vay 43 triệu đồng đã “niêm phong” ngôi nhà và mẹ con bà lại bơ vơ, không nơi nương tựa.
Quyết không đầu hàng, mẹ con bà Hằng ra Quảng Ninh làm nghề buôn thúng bán mẹt. Tú Anh vừa đi lấy hàng giúp mẹ, vừa tranh thủ học lớp bồi dưỡng giám đốc. Do lanh lợi, hoạt bát nên chẳng mấy chốc bà đã kiếm đủ số tiền trả nợ và Tú Anh cũng hoàn thành khóa học. Bà đã lấy lại được nhà và lại lần nữa bắt đầu cuộc làm giàu từ đôi bàn tay trắng.
Từ đó, bà Hằng trở nên rất giàu có nhờ cái ao và đàn lợn. Tú Anh cũng đã lấy vợ, sinh con và thành lập công ty chuyên về diệt mối, xử lý, bảo quản lâm sản. Ngày đó, tuy khó khăn nhưng bà Hằng đã động viên con dâu đi học và thi đỗ Đại học Sư phạm Thái Nguyên, để bây giờ trở thành cô giáo.
Nơi xóm nghèo thuần nông ven thành phố cách đây gần chục năm bỗng mọc lên một tòa biệt thự hoành tráng, kiểu cách. Tòa biệt thự cao vọt hẳn lên khỏi ngôi làng ngoại ô thành phố. Người ta đều không thể tin nổi đó là biệt thự của Hằng “hủi”, người đàn bà bệnh tật từng có cuộc sống tủi cực đến khủng khiếp.
Bà Hằng bảo rằng, ngôi biệt thự nằm ở nơi mà xưa kia là mặt ao, mẹ con bà từng mất hàng chục năm trời chở đất, san lấp. Riêng số tài sản, công sức đổ xuống lấp ao, rồi xử lý móng đã bằng hai tầng của tòa nhà. Tú Anh khuyên mẹ nên xây nhà trên miếng đất mua được ở mặt đường để hưởng lạc, song bà không nghe. Bà bảo, mẹ con bà sống được là nhờ đàn lợn và cái ao nên dù tốn kém nhiều tỷ đồng để xử lý nền móng, bà vẫn quyết xây lên tòa nhà vương giả trên mảnh đất khốn khó.
Mấy đứa trẻ lang thang, mồ côi mà bà nuôi dưỡng, bao bọc năm xưa, giờ thành đạt, có đứa sống ở trời Tây, cũng đã gửi cho bà cả trăm triệu bạc để bà xây nhà. Tuy nhiên, bà không cần tiêu đến khoản tiền đó. Bà dùng số tiền đó để nuôi những đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ và luyện chúng thành tài bằng cách truyền cho chúng nghị lực sống phi thường.
Giờ đây, dù đã khá giả, thành đại gia trong con mắt người dân trong vùng, nhưng người đàn bà này vẫn tự tay băm bèo, chăn lợn, thả cá, nuôi ba ba. Mảnh vườn đầy rau cỏ, hoa trái và những mảnh ruộng lúc nào lúa cũng tốt bời bời.
Bà Hằng bảo, cứ làm thì khỏe, chơi thì mệt mỏi. Sống khổ quen rồi, nên bây giờ, dù điều kiện sống tốt hơn, một bước lên xe, nhưng bà cũng chỉ ăn cá vụn, tép vụn, ăn thịt thà là thấy khó khăn.
Mấy năm trước, Nhà nước có chính sách trợ cấp ưu đãi cho con liệt sĩ nên bà Trần Thị Hằng được đưa đi khám sức khỏe. Ông bác sĩ ở Hội đồng giám định y khoa tỉnh Thái Bình nói bà bị mất 90% sức khỏe, nhưng trong giấy khám bệnh chỉ ghi là mất 81% sức khỏe, bởi đó đã là giới hạn cao nhất rồi.
Bà Hằng đang ấp ủ viết cuốn hồi ký về cuộc đời mình, cả một tập thơ nữa. Bà bảo, những vần thơ đã cứu rỗi linh hồn bà trong những lúc tưởng như tuyệt vọng nhất.

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

NGƯỜI TA BẢO!

NGƯỜI TA BẢO
Người ta bảo…
Người hay cười thường rất cô đơn
Chỉ là cố giấu đi nỗi buồn trong đáy mắt
Ôm những ưu tư một mình quay quắt
Để nỗi niềm ghì chặt cả đêm đen.
Người ta bảo…
Người hay cười thường hay khóc về đêm
Đem nước mắt tưới môi mềm tím tái
Những nhớ nhung siết trái tim thắt lại
Quặn nỗi lòng khi trống trải vây quanh.
Người ta bảo…
Người hay cười thường rất mỏng manh
Chỉ cố tỏ ra là mình luôn mạnh mẽ
Khóe mắt cay âm thầm rơi giọt lệ
Ngước lên trời cười vui vẻ với mây.
Người ta bảo
Người hay cười thường cần lắm, ở đây_
Một tình yêu để lấp đầy ngực trái
Bởi trái tim quá nhiều phần trống trải
Cần một người mang lại những tin yêu.
Người ta bảo
Người hay cười yếu đuối biết bao nhiêu.

Hình ảnh: NGƯỜI TA BẢO
Người ta bảo…
Người hay cười thường rất cô đơn
Chỉ là cố giấu đi nỗi buồn trong đáy mắt
Ôm những ưu tư một mình quay quắt
Để nỗi niềm ghì chặt cả đêm đen.
Người ta bảo…
Người hay cười thường hay khóc về đêm
Đem nước mắt tưới môi mềm tím tái
Những nhớ nhung siết trái tim thắt lại
Quặn nỗi lòng khi trống trải vây quanh.
Người ta bảo…
Người hay cười thường rất mỏng manh
Chỉ cố tỏ ra là mình luôn mạnh mẽ
Khóe mắt cay âm thầm rơi giọt lệ
Ngước lên trời cười vui vẻ với mây.
Người ta bảo
Người hay cười thường cần lắm, ở đây_
Một tình yêu để lấp đầy ngực trái
Bởi trái tim quá nhiều phần trống trải
Cần một người mang lại những tin yêu.
Người ta bảo
Người hay cười yếu đuối biết bao nhiêu.

CHUYÊN CUNG CẤP LẮP ĐẶT VÀ SỬA CHỮA CÁC LOẠI CÂN ĐIỆN TỬ, CÂN Ô TÔ ĐIỆN TỬ!


Sửa cân ô tô | Dịch vụ sửa cân ô tô | Sửa cân điện tử | Sửa chữa cân điện tử uy tín nhất

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

NỢ MẸ MỘT CHÀNG RỂ ....

NỢ MẸ MỘT CHÀNG RỂ 

Năm này vẫn giống năm xưa
Vẫn không có gấu, vẫn chưa có bồ.
Tối ngày Facebook, Yahoo
Rồi thì lướt net, cằn khô cả người.
Xem phim lúc khóc lúc cười
Lúc vui xem tiếp, lúc lười tắt đi.

Ngày ngày tháng tháng trôi đi
Tuổi qua vùn vụt, xuân thì sắp phai
Đầu thì báo động quá hai
Gần gần xấp xỉ bò nhoài lên ba.

Mẹ thì sốt ruột, rên la:
“ Con nhà mình ế… chẳng ma nào thèm.
Cứ nhìn thiên hạ mà xem
Ai ở tuổi đó còn thèm rong chơi?
Người ta có chốn có nơi
Đây thì phè phỡn… lo chơi hơn chồng.”

Con thì chỉ biết khóc ròng:
“ Duyên trời chưa định… mỏi mong cũng chờ.
Tội gì sợ “ ế ” nên vơ
Lấy đại ai đó khù khờ không yêu.
Tuổi con chưa hẳn là nhiều
Chơi vài năm nữa… rồi yêu cũng vừa.
Lo lắng chi cũng hóa thừa
Nên thôi kệ hết… mẹ à… tùy duyên.”

Mẹ yêu cao quý dịu hiền
Đừng nghĩ nữa nhé lại phiền lòng ra.
Rồi con cũng giống người ta
Lấy chồng xa lại làm ba mẹ buồn
Khi đó chẳng thể luôn luôn
ở bên mẹ lúc mưa tuôn gió về.
Con lấy tư cách xin thề
Mấy năm nữa sẽ mang về mẹ coi
Một chàng rể quý đẹp trai
Thương yêu, bảo bọc suốt đời cho con
Nên giờ xin mẹ để con
Nợ thêm chút nhé… sau con… trả dần.


Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Học Cách Mỉm Cười Với Cuộc Sống!

Học Cách Mỉm Cười Với Cuộc Sống
Khi mỉm cười với cuộc sống, bạn sẽ có suy nghĩ tích cực hơn, lạc quan hơn. Không những vậy, bạn còn có thể mang lại niềm vui đến cho những người xung quanh mình bởi “phản ứng dây chuyền”. Vậy làm cách nào để luôn có thể mỉm cười?


Bài học 1. Chấp nhận những khiếm khuyết của bản thân
Có câu chuyện về một tờ giấy trắng, bị giây vào đó một vết mực lớn. Hầu hết mọi người đều cho rằng, tờ giấy trắng không còn có thể sử dụng được nữa vì nó đã bị một vết mực làm bẩn. Người ta chỉ chăm chăm chú ý vào vết bẩn mà không hề quan tâm đến 99% diện tích bề mặt của tờ giấy vẫn còn trắng nguyên vẹn.

Tương tự vậy với bản thân mỗi người. Bạn có thể có một thân hình không thon thả như người mẫu, mái tóc không đẹp như theo cách bạn mơ ước… nhưng những khiếm khuyết đó không phải là tất cả mọi thứ trong con người bạn. Quan trọng và lớn hơn nhiều đó chính là trái tim, vẻ đẹp bên trong của bạn. Điều đó sẽ chiếm 99% như diện tích bề mặt của tờ giấy ở câu chuyện trên.

Việc chấp nhận những khiếm khuyết của bản thân là bài học quan trọng, đầu tiên bạn phải làm tốt, để có thể mỉm cười với cuộc sống.


Bài học 2: Nhìn rộng ra để trông lên và trông xuống

Bạn đang băn khoăn, nhìn rộng ra là nhìn như thế nào? Người bạn bên cạnh, cùng trang lứa với bạn, năng lực như bạn, thu nhập như bạn, nhưng họ lại được chạy một chiếc xe thời trang, mặc những bộ váy sành điệu. Trong khi đó, bạn vẫn mặc những bộ quần áo bình thường, đi một chiếc xe bình thường. Đơn giản vì bạn còn phải lo cho những đứa em ăn học, người bạn của bạn thì không. Thỉnh thoảng bạn cũng thấy chạnh lòng khi trách nhiệm của mình với mọi người xung quanh quá lớn, khiến bạn không thể tự do để bản thân hưởng thụ theo cách mình mong muốn. Nhưng bạn ơi, hãy nhìn lại một chút. Bởi “trông lên bạn chẳng bằng ai, trông xuống thì chẳng ai bằng mình”. Cái bạn cho đi là rất nhỏ, nhưng cái bạn nhận về là rất lớn. Bởi bạn có niềm vui, hạnh phúc của những người bên cạnh. Chỉ khi nhận ra được trách nhiệm với cuộc sống này, bạn mới được trưởng thành hơn.

Và bạn sẽ mỉm cười được nhiều hơn, khi hiểu nhiều hơn.

yêu thương và tha thứ

Bài học 3: Yêu thương và tha thứ

Yêu thương có muôn hình muôn vẻ cách để thể hiện. Khi bạn đối xử tốt với ai đó, không có nghĩa là bạn yêu thương họ; và ngược lại, khi bạn cương quyết làm một ai đó buồn lòng, thậm chí tổn thương cũng không có nghĩa là bạn ghét bỏ họ. Đơn giản, theo cách bạn nghĩ, như vậy sẽ tốt cho họ. Yêu thương phải dựa trên nền tảng tổn trọng, thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ. Ai cũng sẽ có những lúc mắc lỗi lầm. Khi bạn mở rộng tấm lòng, sẵn sàng tha thứ cho những lỗi lầm ấy, bạn sẽ mỉm cười nhiều hơn.

Nhưng để học được bước thứ 3 này, bạn cần sự kiên trì và phải sẵn sàng thực hiện.

Bài học 4: Mở rộng bản thân

Điều này rất quan trọng để bạn có thể luôn mỉm cười trong mọi hoàn cảnh. Mở rộng bản thân không hẳn là mở rộng trái tim, mở rộng tấm lòng… mà ở đây là mở rộng sự hiểu biết, cách nhìn nhận với tất cả mọi thứ xung quanh. Để thực hiện tốt bài học 4 này, bạn luôn phải học hỏi, lắng nghe và suy ngẫm.

Dường như là bì học khó khăn nhất, nhưng nếu bạn thực hiện tốt bài học 4, bạn không chỉ biết cách mỉm cười với cuộc sống mà bạn còn biết lý do, tại sao bạn lại có thể cười.

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

VỚI TÍNH CÁCH VÀ KHẢ NĂNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA EM LIỆU CÓ MẤT CHỒNG?

VỚI TÍNH CÁCH VÀ KHẢ NĂNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA EM LIỆU CÓ MẤT CHỒNG?


Em thấy mấy chị gần nhà ai cũng nắm tiền. Còn em, e thì 3 năm nay em chẵng biết chồng em tháng làm được nhiêu tiền, có chi phí ngoài hay gì gì không đều không biết. Cũng tính lên kế hoạch tài chính cho tương lai. Nhiều lần e hỏi, chồng e lại nổi cáu nói " Em muốn nói gì nói, không được nói chuyện tiền bạc với anh."Thật ra chồng em để cuốn sổ tiết kiệm, thẻ ngân hàng ( em biết mật khẩu), sổ cho vay ở trong một cái tủ và .....không khóa. E thấy mình cũng hiền dễ sợ chẵng bao giờ em mở tủ ra xem,dù chồng em đi làm cả ngày, 6h mới về. Nhiều lần em cũng ngó cái tủ, thật ra ngày nào cũng ngó, cũng tính mở ra xem, mà nhìn xong lăn ra ngủ. Em học kế toán đó các chị à. Mẹ em bảo em làm nghè này được vì..... e không có hứng thú với tiền.... Mẹ ruột em lâu lâu về biết chuyện tài chính như vậy cũng có hỏi thăm, em toàn nói em không biết. Thế là em lại ngồi nghe mẹ chữi nói ngu như em có ngày mất chồng. Em khổ tâm ghê, Chồng em ngày nào mà không đi làm về đúng giờ. Về rồi lại cùng vợ nấu cơm.. ăn xong lại xem phim, chơi game. Ngày nào cũng vậy em không hiểu em mất chồng bằng cách nào?. 
Trước mẹ em còn bảo chồng em bê đê vì không có " bạn gái" ...hajzz cũng chẵng đòi hỏi gì lúc còn yêu nhau. Em thì tính rất thẵng và cọc cằn nói chuyện chưa bao giờ biết ngọt ngào. Nhiều lúc nghe điện thoại hộ chồng ( chồng em về là không đụng dt, ai gọi là bắt em nghe. Bực cả mình) thấy mấy chị đồng nghiệp nói chuyện ngọt quá. Em cũng lo mấy chị à. Em cũng ráng học theo. Chồng em nói " kiểu con gái đấy anh thấy đầy, anh mà thích kiểu con gái vậy, lấy em làm gì. Như em mới là hàng hiếm. Xinh mà lại rất ngoan nữa. Hơn tất." Em hi vọng con em không biết nịn như chồng em. Hajzz
Em ở nhà cũng chán cũng mún đi làm. Chồng em không cho nói em ngốc lắm ra đường bị dụ. Em bảo nhìn em vậy thôi chứ " gian lắm". Chồng em nói chồng em đặt ra một tình huống nếu em giải quyết tình huống đó trọn vẹn đôi đường, làm chồng em hài lòng, không làm em cực, làm hài lòng người thứ 3. Chồng em sẽ xin cho em vô chung Cty chồng làm luôn. 
Tình huống thế này" Em không giõi nấu ăn ( nói thẳng ra là quá dở). Nếu anh gọi đt bảo em chuẩn bị một vài món thật ngon, thật lạ để chiều anh mời xếp về nhà. Em làm gì?" 
Em nghĩ là chắc em lên mạng seach google để nấu. Nghĩ thôi chồng em thấy em im lặng nói, chắc em tính lên mạng seach để nấu chứ gì. Chồng em luôn đi guốc trong bụng em. Chồng em bảo em chẵng biết gì cả. Em bảo Em nấu ăn dở vậy sao lại kêu em nấu mời xếp dẫn ra nhà hàng tốt hơn không. Nghe hợp lí mấy chị nhỉ chồng em bão đang giả lập là dẫn về nhà. Và em ngốc quá chẵng biết giải quyết cả tình huống đơn giản vậy mà đòi đi làm. 
Chồng em nói gần nhà thiếu gì chỗ bán đồ ăn ngon. Ra mua về bầy ra là được cần gì bỏ công nấu. Ợ. Em nói thật là em chẵng biết cái gì, mẹ ruột em cứ hù có ngày mày mất chồng. Hix em nên làm gì bây giờ. Em mà nói ra là thế nào chồng em cũng mắng vì ở không suy nghĩ lung tung.

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

THÁNG 8 RỒI MÌNH HÒ HẸN ĐI ANH?

THÁNG 8 RỒI MÌNH HÒ HẸN ĐI ANH

Tháng 8 rồi mình hò hẹn đi anh
Dắt tay em qua những ngày vô vị
Bỏ lại sau lưng ánh nhìn đố kỵ
Của lũ bạn già đang ế mốc meo

Tháng 8 về cho hồ nước trong veo
Cho mây trắng, trời xanh, nhè nhẹ nắng
Vội bước theo anh giữa chiều phố vắng
Lá thu vàng xào xạc bước chân em
Tháng 8 rồi nhắm mắt lại thử xem
Em đã thấy gió đang vờn trên tóc
Khe khẽ tiếng ai gọi thầm "cô nhóc"
Thật dịu dàng anh vén tóc thôi bay
Tháng 8 về cho trời cứ kéo mây
Mưa bất chợt trút lên đầu 2 đứa
Có nhau rồi em sợ chi lạnh nữa
Cái ôm ghì - theo em hết mùa mưa

Tháng 8 rồi anh đã sẵn sàng chưa?
Chở che em suốt chuỗi ngày giông tố
Nhẹ hôn em chốn đông người trên phố
Và cuống cuồng mỗi khi thấy em đau

Tháng 8 về rồi đi cũng thật mau
Ở bên em mình cùng nhau níu giữ
Yêu thôi mà, có gì không dám thử
Tháng 8 rồi mình hò hẹn đi anh

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

7 dấu hiệu của một cô nàng hoàn hảo!

Hỡi con trai (và cả những cô gái đang đọc bài này), chặng đường đi tìm một người bạn gái hoàn hảo dường như là bất tận. Có đến hàng tỉ gạch đầu dòng bạn muốn ở cô gái và chắc chắn, sẽ chẳng có cô gái nào đáp ứng đủ những “yêu sách” của bạn. Tuy nhiên, đừng vì thế mà nản lòng. Một người bạn gái tuyệt vời có thể không mê chơi game như bạn, không nấu ăn ngon như… người yêu cũ của bạn, cũng chẳng có tí gì là dịu dàng hiền lành trong mắt bạn. Nhưng cô ấy sẽ tuyệt vời nếu cô ấy sở hữu những đức tính được liệt kê dưới đây.

1. Cô ấy độc lập

Bạn sẽ không muốn phải yêu một cô nàng nhõng nhẽo 24/7, hoặc ngược lại là một bảo mẫu theo sát bạn từng giây bạn đi ra ngoài. Cả hai cô nàng đó đều có thể đẩy bạn vào tình trạng stress ngày này qua tháng khác và nhanh chóng tự hủy hoại tình yêu của mình.
Nhưng sự độc lập, ngược lại, chính là chìa khóa cho một mối quan hệ vui vẻ. Sự độc lập ở đây không thể hiện rằng bạn và nàng chẳng có liên quan, ràng buộc gì đến nhau. Sự độc lập nói lên rằng nàng là một cô gái hiểu rõ các giá trị của mình, có một cuộc sống thú vị ngoài tình yêu với bạn và có thể khiến bạn thoải mái tuyệt đối mỗi khi ở bên.
Một cô gái độc lập đáng để yêu (Ảnh minh họa)

Một cô gái độc lập đáng để yêu (Ảnh minh họa)

2. Cô ấy thông minh

Bây giờ đã không còn là thời đại mà con gái lúc nào cũng phải ngờ nghệch, ngốc nghếch nữa rồi. Thú thật đi, nói chuyện với những cô gái như vậy chỉ khiến bạn muốn đập đầu vào tường hoặc chạy trốn và không bao giờ trở lại, phải không?
Với những cô nàng thông minh, đó lại là câu chuyện khác. Họ có thể khiến bạn đi từ bất ngờ này đến thú vị khác qua những câu chuyện và cách ứng xử sắc sảo của mình. Ở bên họ, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy chán bởi mỗi ngày trôi qua, bạn lại tìm thấy một điều mới từ họ.

3. Cô ấy tôn trọng bạn

Phần lớn con gái thường có kiểu giận dỗi ầm ĩ nơi công cộng, chỉ để chứng tỏ rằng: Vì yêu mình nên anh ấy có thể hạ thấp bản thân mà xin lỗi ngay trước mặt những người anh em. Cảm giác này quả thật cũng khá tuyệt, tuy nhiên, nhìn từ phía con trai, đó thực sự là một hành động không mấy tôn trọng họ trước mặt bạn bè.
Bên cạnh đó, sự tôn trọng cũng đến từ những việc rất nhỏ nhặt trong cuộc sống. Cô ấy chú ý lời nói của bạn, lắng nghe bạn ngay cả khi đang vội hay đón nhận các ý kiến của bạn trong một cuộc tranh luận hoặc đơn giản là ý kiến bạn đưa ra khi cả hai đang chọn một nhà hàng.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

4. Cô ấy để bạn là một người đàn ông
Có nghĩa là, cô ấy tôn trọng những sở thích của bạn với đám bạn thân. Cô ấy không bắt bạn đi theo trong những buổi shopping hành xác với đám con gái, chẳng bắt bạn phải cặp kè 24/7 khám phá thế giới phái kẹp tóc, nàng sẽ không bắt bạn phải ăn sáng với sữa chua không đường và hoa quả tươi cũng như cấm bạn đi chơi với hội bạn. Nếu cô ấy yêu bạn và đủ tâm lý, cô ấy sẽ sẵn sàng nhường thời gian của mình cho những thú vui đàn ông của bạn. Để bạn đi đá bóng, đi chơi thể thao, đồng ý cho bạn qua nhà chiến hữu chơi điện tử hoặc xem phim, thậm chí còn làm cho bạn một vài món ăn ngon để mang đi nữa, đó mới thực sự là một người bạn gái biết thấu hiểu và khiến các chàng trai khác phải ghen tị với bạn.
5. Cô ấy không càu nhàu vì những lý do vớ vẩn
Con gái là chúa rắc rối và mè nheo! Thế nên đây là gạch đầu dòng mà hầu hết con trai đều muốn ở bạn gái của mình: Đừng càu nhàu vì những lý do vớ vẩn.
Một cô bạn gái khiến người khác ngưỡng mộ sẽ biết chuyện gì đáng để nổi giận và chuyện gì không, biết lúc nào nên “cứng” với bạn và khi nào thì mềm mỏng. Họ không giận dỗi vài ngày trời vì những chuyện linh tinh đến từ bản tính trẻ con nhõng nhẽo, và tất nhiên, khi họ giận có nghĩa là bạn đã phạm phải một sai lầm không hề nhỏ đâu đấy.
Đâu mới là hoàn hảo (Ảnh minh họa)

Đâu mới là hoàn hảo (Ảnh minh họa)

6. Cô ấy hòa hợp với bạn bè và gia đình bạn
Một thói xấu của nhiều cô gái đó là khi họ không hoà hợp với gia đình và bạn bè của bạn, họ sẽ bắt bạn phải chọn. Tuy nhiên, một cô bạn gái tốt sẽ luôn tìm cách để hoà hợp với người thân xung quanh bạn. Ngay cả khi nàng thật sự không thích họ nhưng nàng sẽ cố gắng dành thời gian để tìm hiểu, và nếu không tìm hiểu được thì nàng cũng sẽ không đẩy bạn vào tình thế khó xử.
Còn nếu bạn có một cô bạn gái luôn chú ý mỗi khi em trai/em gái của bạn buồn và rủ chúng đi chơi để giải khuây? Hay mỗi khi bạn nói cô ấy sẽ tham gia một vài bữa tối cùng bạn và hội chiến hữu thì ai cũng reo lên vui thích. Đó là lúc bạn nhận ra, vị trí của nàng sẽ rất khó để thay thế cho đến tận mãi về sau.
7. Cô ấy khiến bạn muốn trở thành một người đàn ông tốt hơn
Một người khi có được một cô bạn gái khiến anh ta tự hào, anh ta sẽ muốn mình trở nên tốt hơn mỗi ngày. Từ việc quan tâm đến bản thân hơn, ăn uống điều độ hơn, sắp xếp thời gian hợp lý hơn cho đến việc quan tâm đến những người xung quanh và bắt đầu lo lắng cho sự nghiệp của mình hơn. Một người bạn gái như một liều thuốc, nếu cô ấy khiến bạn muốn sống tích cực hơn thì có nghĩa: nàng chính là một liều thuốc tốt.