Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

NHỮNG LOẠI CÂY NÊN ĐỂ TRONG NHÀ ĐỂ MANG LẠI MAY MẮN TIỀN BẠC CHO GIA CHỦ.

Những loại cây như củ cải đỏ, kim tiền, lộc vừng vừa tạo không gian xanh cho nhà cửa, văn phòng vừa mang ý nghĩa mang đến tài lộc và may mắn cho gia chủ. Tham khảo ngay 10 loại cây nhất định phải trồng trong nhà để tiền vào như nước nhé!
1. Cây lộc vừng mang may mắn về tài lộc
Theo phong thủy, cây lộc vừng là cây mang lại may mắn về tài lộc. Màu đỏ của hoa lộc vừng tượng trưng cho hỷ sự. Vì thế trồng cây lộc vừng trong khuôn viên nhà, đặc biệt khi cây nở hoa đỏ rực sẽ mang lại nhiều tài lộc, may mắn và niềm vui cho gia chủ. Cây tài lộc mang lại cảm giác bình yên, an toàn cho sự phát triển kinh tế. Để mang lại tài lộc may mắn, bạn nên trồng cây tài lộc trước sân nhà, và trồng ở vị trí thoáng đãng để cây có nhiều điều kiện phát triển tốt nhất.
2. Cây vạn niên thanh mang ý nghĩa đoàn tụ, sung túc
Vạn niên thanh sống lâu năm mà vẫn xanh tốt, mùa đông lá không héo úa nên được coi là loài cây cát tường, được sử dụng rộng rãi. Dùng vạn niên thanh trong ngày lễ tết là ngụ ý sung túc tốt đẹp, trong việc hôn nhân là cầu chúc như ý, trong lễ mùng thọ là để chúc sống lâu. Tuy nhiên, không nên trồng vạn niên thanh trong nhà, đặc biệt là phòng ngủ vì cây có chất độc, khi vô tình bị nhựa cây dính vào mắt, da sẽ gây bỏng rát, nhất là trẻ nhỏ.
3. Cây kim tiền mang phú quý cho gia chủ
Bestie-trong-cay-tai-loc
Được coi là loại cây “phú quý”, có tác dụng chiêu tài nên kim tiền rất thích hợp làm quà tặng trong những dịp mừng lễ, tết, thăng chức, khai trương. Nếu cột lên cây vài sợi chỉ đỏ hoặc vài đồng tiền vàng (tượng trưng) thì sẽ trở thành cây phát tài, có ý nghĩa về mặt phong thủy và rất đẹp mắt. Nên bày cây ở hướng Đông, Đông Bắc trong nhà ở, phòng hội họp, văn phòng, nhà hàng, khách sạn.
4. Cây ngọc bích mang may mắn và sức khỏe
Trong phong thủy, cây ngọc bích mang lại nhiều may mắn và sức khỏe cho gia chủ nếu được đặt ở vị trí thích hợp. Đây là loại cây không ưa nước vì thế bạn nên trồng ở những nơi thoáng mát, có đủ ánh sáng và nhiệt độ thấp trong nhà để cây có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
5. Củ cải đỏ tượng trưng cho sự đầy đủ
Bestie-trong-cay-tai-loc
Củ cải đỏ hình tròn tượng trưng cho sự đầy đặn, no đủ. Màu đỏ tượng trưng cho sự ấm áp, may mắn. Vì thế đây là loại cây bạn nên trồng trong nhà của mình, nó không chỉ giúp không gian sống của bạn có thêm sắc màu mà còn mang nhiều điều tốt lành đến cho ngôi nhà của bạn.
6. Cây phất dụ
Cây phất dụ còn được gọi là cây phát tài, trong phong thủy, đây là loài cây mang lại may mắn cho gia chủ. Cây phất dụ không nên trồng trong nhà vì lá loài cây này nếu dùng trong nhà nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, một chậu cây nhỏ thì không ảnh hưởng lắm.
Phất dụ có trên 20 loài, mỗi loài tượng trưng cho một sự may mắn, tài lộc riêng. Khi trồng phất dụ bạn nên trồng hướng Đông hoặc Đông Nam trong nhà - vì khu vực này thuộc Mộc là nơi có ánh sáng thích hợp cho cây xanh tốt. Và lưu ý chỉ nên trồng một chậu nhỏ vì nếu trồng cây quá lớn sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
7. Hoa đồng tiền
Hoa đồng tiền còn được nhiều người gọi bằng cái tên cây kim tiền. Hoa đồng tiền là biểu tượng của mùa xuân. Chúng có khả năng lọc khí độc trong không khí rất tốt, đặc biệt là khí benzen - có mặt trong nhiều loại sơn. Do đó, nếu bạn vừa sơn lại phòng, nên đặt một chậu hoa đồng tiền để loại bỏ các hạt benzen lơ lửng trong không khí. Trong những dịp đầu năm mới, nếu trồng hoa hoặc cắm hoa đồng tiền sẽ mang đến nhiều tài lộc và tiền của cho gia đình.
8. Hoa cúc

Hoa cúc có tác dụng ổn định phúc khí trong nhà. Trồng những chậu hoa cúc nhỏ hoặc đơn giản là cắm một bình hoa cúc trong nhà, đặt chúng ở nơi có nhiều ánh sáng để tăng thêm sự may mắn, rực rỡ. Nguồn năng lượng mà hoa cúc đem lại cho cuộc sống của gia chủ cũng như ngôi nhà chính là sự bình an, cân bằng trong mọi việc và may mắn.
9. Hoa đỗ quyên
Bestie-trong-cay-tai-loc
Hoa đỗ quyên là loài hoa rất dễ trồng, um tùm hoa lá và có gai. Vào mỗi dịp Tết, hoa đỗ quyên rất được nhiều người ưa thích trưng bày trong nhà. Đỗ quyên không chỉ có tác dụng hóa giải khí xấu nơi ban công mà còn có tác dụng mang đến nhiều vận may cho gia chủ.
10. Cây thường xuân
Là loại cây xanh tốt quanh năm, thường xuân có sức sống rất mãnh liệt, ngay cả trong mùa đông giá rét. Vì vậy, nó được xem là loại cây rất tốt theo phong thủy, là món quà thích hợp cho những dịp như lễ tết, thi cử, mừng thọ, mừng thăng chức, khai trương. Ngay cả trong tình yêu, đây cũng là quà tặng đầy ý nghĩa. Theo quan niệm dân gian, một công dụng khác của dây thường xuân là khả năng trừ tà. Chính vì thế nó cũng là loài cây mang lại bình an, may mắn cho gia chủ.

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

CÂN Ô TÔ ĐIỆN TỬ TỪ 40 TẤN - 120 TẤN

Đó chính là lời căn dặn trước khi chết của Bin Laden đối với các thuộc hạ. Lý do như sau:
Tổ chức khủng bố An-qaeda trước đây đã nhiều lần cử các phần tử khủng bố sang Việt Nam làm nhiệm vụ nhưng đều thất bại cay đắng.
Tên thứ nhất sang ám sát một đ/c lãnh đạo, nhưng đ/c này họp hành tiếp khách triền miên. Tên này mòn mỏi đợi chờ đến nỗi hết hạn visa, hết tiền khách sạn mà đ/c vẫn chưa họp xong, đành từ bỏ nhiệm vụ quay về căn cứ chịu tội.
Tên thứ hai bị ngập giữa đường phố Sài Gòn, xe hỏng nặng, thuốc nổ ướt sũng, nhiệm vụ thất bại.
Tên thứ ba ra Hà Nội khủng bố Ga Hàng Cỏ nhưng không tài nào chen lên xe buýt được.
Tên thứ tư bị trộm móc mất thiết bị điều khiển từ xa ở cổng chợ Bến Thành, rút chiếc sơ - cua ra chưa kịp bấm nút cũng bị 2 kẻ đi mô tô giựt mất luôn.
Tên thứ năm đánh bom Chùa Hương nhưng từ Ngã Tư Sở đã bị đám Cò bám riết như đỉa, tìm mọi cách cũng không sao thoát được, nhiệm vụ thất bại thảm hại.
Tên thứ sáu phá hoại thủy điện Sông Tranh, nhưng vừa trèo lên thì đập nứt, cả người và dụng cụ bị nước cuốn đi chết không kịp ngáp.
Tên thứ bảy bị kẹt xe ở khúc cong mềm mại đường Trường Chinh gần 2 tiếng đồng hồ, ngộ độc khói xe chết tức tưởi.
Tên thứ tám có nhiệm vụ đánh bom đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông đúng vào ngày khánh thành. Do chậm tiến độ hết lần này đến lần khác, tên này không biết đợi đến bao giờ mới khánh thành, sốt ruột đi qua hiện trường xem xét, bị giàn giáo và sắt cây rơi trúng đầu chết thẳng cẳng.
Tên thứ chín chuẩn bị hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất, nhìn xuống thấy xe tải húc máy bay, kiểm soát không lưu mất tín hiệu, máy bay lòng vòng không hạ cánh. Tên này tưởng máy bay đi tìm nhà cao tầng để đâm như vụ 11/9 nên sợ quá vỡ tim chết hộc máu.
Tên thứ mười là một nữ khủng bố khét tiếng, vợ lẽ của Bin Laden. Ả này vừa xuống sân bay Nội Bài, còn đang ngơ ngác xem bản đồ, thì đã bị bọn buôn người bắt đi, đem sang Trung Quốc bán, đến nay vẫn biệt vô âm tín. Bin Laden không chịu nổi quyết định đích thân đưa con trai mới 6 tuổi sang Việt Nam đi học để thông thạo địa bàn, sau này lớn lên sẽ khủng bố đẫm máu. Nhưng mỗi lần họp phụ huynh là một cơn ác mộng đối với hắn. Ngoài học phí trái tuyến, Giáo viên bắt trùm khủng bố phải đóng đủ các loại tiền như quỹ lớp, tiền học thêm, tiền học ngoại ngữ, tiền điều hòa, tiền máy chiếu, tiền báo, tiền bảo hiểm thân thể, tiền bảo hiểm y tế...vv và vv...An-qaeda dù đã gồng mình cũng không đỡ nổi. Cuối cùng Bin Laden buộc phải ôm con tháo chạy về căn cứ, kế hoạch thất bại hoàn toàn.
Trước khi chết, Bin Laden đã thống thiết dặn dò thuộc cấp:" các ngươi hãy tấn công toàn thế giới để trả thù cho ta, nhưng vì sự tồn vong của tổ chức, tuyệt đối không được đụng đến Việt Nam" Ơn Trời! chúng ta đang sống trong một đất nước an toàn nhất thế giới.

MẶT TRÁI CỦA CÁCH DẠY CON BẰNG ROI!

Cuối tuần cứ đến giờ ăn của bé Tít là chị Khánh Chi (Hà Nội) lại đặt cái roi dâu bên cạnh bàn ăn và liên tục quát tháo “Tít há miệng ra”, “Nhai đi”, “Nuốt đi”, “Mẹ cho ăn đòn bây giờ”…
Chị Chi phàn nàn không hiểu ở lớp các cô cho bé ăn thế nào, chứ về nhà chị cảm thấy nếu không có sự hỗ trợ của chiếc roi thì không thể nào đút cho cậu con trai 4 tuổi ăn hết bát cơm. Chị mang roi ra, chủ yếu để dọa cho bé sợ mà ăn nhanh, chỉ khi nào cậu con trai hiếu động chạy ra khỏi bàn ăn mới bị mẹ vụt một phát vào “cái chân định chạy”.
Bé Tít biếng ăn ngay từ khi bắt đầu ăn dặm. Ngày đó, bà giúp việc cứ cho bé bò khắp nhà để đút cho bé ăn, đến lúc cháu biết đi thì hai bà cháu cầm bát đi khắp xóm. Khi bé đi học mầm non, bà giúp việc nghỉ, chị tiếp quản và thấy công việc cho bé ăn quá nặng nề. Chị xác định không cho con ăn rong, trông lôi thôi lếch thếch, xấu hổ với mọi người, nên đành phải dùng roi trị bé.
Ngoài việc bị mẹ đánh đòn lúc ăn uống, bé Tít cũng thường xuyên bị bố phát vào mông bởi cái tính bướng bỉnh và nghịch ngợm. Thường bố mẹ nhắc nhở một việc gì đó, bé rất ít khi làm ngay mà cố tình trì hoãn, cố chơi thêm một chút rồi mới đi ngủ, cố nghịch thêm nước sau khi rửa tay... Bố bé quan niệm, thương cho roi cho vọt và đàn ông thì không nên nói nhiều, nên mỗi hành động của bé chỉ được anh nhắc nhở đúng một lần. Cậu con làm gì không ưng ý, anh quát luôn: “Con dừng lại ngay”. Nếu bé còn chần chừ, anh sẽ lôi câu tủ của mình ra: “Con muốn ăn đòn hả”. Nếu cậu bé vẫn còn lần lữa, ngay lập tức bị bố phát vào mông. Câu cửa miệng của vợ chồng anh chị luôn là “Muốn ăn đòn hả?”, “Bố mẹ cho một trận bây giờ”... Nghe đến từ “đòn”, “roi”… cậu bé vừa vội vàng làm theo ý bố mẹ vừa tru tréo: “Đừng đánh con”.
Anh Sơn (TP HCM) cũng thường khoe với bạn bè cách dạy con bằng roi của mình, theo anh đó là "nắn cây" ngay từ khi còn nhỏ.Để ngăn cản con làm việc gì có thể gây nguy hiểm cho bé như nghịch nước, thò tay vào ổ điện, động vào những đồ nghề sửa chữa như dao kéo, kìm… anh sẽ dùng roi trước. Nhà có rất nhiều ổ điện và đa số đều được lắp rất thấp nên cậu con đang tập đi của anh hoàn toàn có thể thò tay vào bất kỳ lúc nào. Chỉ cần bé đi lại gần ổ điện, anh ngay lập tức lấy thước kẻ đánh vào chân và tay bé thật đau để bé nhớ mà tránh. Sau hai lần bị bố đánh đòn khi mon men kiểm tra mấy hộp điện, giờ cậu con 2 tuổi của anh không dám thò tay vào. Anh khoe, chỉ cần bị đánh vài lần là bé sẽ sợ và tránh xa chỗ đó, sau này mình không phải giải thích lằng nhằng.
danh-con-1372910671_500x0.jpg

Vợ chồng chị Trâm (quận 3, TP HCM) cũng hay tranh luận với nhau chuyện có nên đánh con hay không. Trước khi sinh con, cả hai đều thống nhất sẽ nuôi dạy con trong hòa bình. Đứa lớn rồi đứa bé ra đời, chúng càng lớn càng hiếu động, thường xuyên phá hỏng đồ đạc trong nhà, ăn chậm, mải chơi, giờ ngủ không chịu ngủ ngay, đi ra ngoài không chịu chào hỏi ai… khiến anh chị hết kiên nhẫn. Anh chị phát hiện ra rằng, dùng đòn roi nói chuyện với bé nhanh hơn và đỡ tốn công hơn là giải thích. Buổi tối mà cậu con chịu không ngủ ngay, chị Trâm lại gọi chồng vào phát vào mông con để bé sợ mà nhắm mắt lại. Chị vốn yếu, đánh không đau, nên đứa lớn rồi đến đứa bé đều không sợ đòn của mẹ. Thậm chí cậu em còn nói thẳng với chị: “Mẹ đánh con cũng chẳng sợ vì mẹ đánh không đau”. Đòn của bố rất mạnh, đánh lần nào là mông hai đứa trẻ tím bầm lần ấy, có lúc bực anh lấy cả dép và thắt lưng đánh con.
Gần đây, chị Trâm phát hiện ra rằng nếu ban ngày bị bố đánh đòn thì ban đêm cậu con 3 tuổi ngủ không yên, cứ ôm chặt lấy mẹ. Còn cô con lớn cũng thấm đòn của bố mẹ bằng cách áp dụng triệt để cho cậu em. Mùa hè năm nay, anh chị cho hai bé ở nhà tự quản nhau khi bố mẹ đi làm, và cậu em thường xuyên bị cô chị "xử". Hôm trước cậu em lấy sách của chị ra tô màu, bị chị dùng ngay giày cao gót của mẹ đập vào lưng em, vừa đánh vừa quát em “Nhớ chưa, nhớ chưa” y như giọng của anh Minh mỗi lần đánh bé. Vợ chồng anh chị bắt đầu lo lắng, xem xét lại việc dạy con bằng roi của mình.
Ngày trước, các cụ vẫn nói: “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Tuy nhiên, chia sẻ trong buổi gặp gỡ với các nhân viên của một công ty phần mềm, thạc sĩ xã hội học Trần Đình Dũng cho rằng cha mẹ ngày nay nuôi dạy con không nên hiểu máy móc roi vọt ở đây là nghĩa đen, là vật chất thực, hãy hiểu đó như yếu tố tinh thần, sự nghiêm khắc trong giáo dục con. Cha mẹ phải là chỗ yêu thương của con chứ không phải nơi mà con cần trốn tránh.
Còn giáo sư, tiến sĩ tâm lý Vũ Gia Hiền (Hiệu trưởng trường trung cấp Âu Việt) từng nhận xét rằng, những đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ đánh đòn thì ra đường dễ gây gổ, đánh nhau với người khác. Hầu hết trẻ sớm đi vào con đường phạm tội hay nghiện ngập đều do cha mẹ dạy dỗ không đến nơi đến chốn và thường xuyên bị đánh đòn. Cha mẹ dạy bằng cách đánh đến mức con lỳ đòn, hết sợ là rất nguy hiểm. Khi đã hết sợ, người ta có thể liều lĩnh làm bất kỳ điều gì. Cha mẹ dạy con cũng cần giữ lại vốn sợ cho con, bởi vì vốn sợ của trẻ em cũng có giới hạn, nó không hề vô hạn.
Tư vấn ý kiến phụ huynh trong buổi hội thảo “Có nên cho con học sớm”,thạc sĩ tâm lý mầm non Nguyễn Thị Thanh Thủy (hiệu trưởng trường mầm non Khôi Nguyên - TP HCM) cho rằng cha mẹ đánh đòn con chính là thể hiện sự bất lực của mình. Nhiều người đánh con như một cách để giải tỏa sự căng thẳng, ức chế khi con bướng bỉnh không chịu nghe lời. Sau khi ra đòn người lớn có thể cảm thấy rất thoải mái, được nhẹ lòng nhưng sau đó bắt đầu hối hận. Tốt hơn, cha mẹ hãy tự bình tĩnh trước mỗi tình huống bé nghịch ngợm, bướng bỉnh. Hãy nói nhẹ nhàng và giải thích cho bé. Theo bà Thủy, trẻ không có lỗi gì trong tất cả các thói hư tật xấu của chúng. Nếu bé có lỗi, thì chính cha mẹ phải nhìn lại bản thân mình xem mình đã có hành động gì sai.
Còn Thạc sĩ Trần Thị Ái Liên có một hệ thống các bài giảng Kỷ luật không nước mắt dành cho các phụ huynh. Bà cũng chung quan điểm rằng trẻ bị cha mẹ đánh mắng thường có tâm lý chống đối, đặc biệt dễ phát triển lệch lạc và ưa bạo lực khi trưởng thành. Bị đánh không khiến trẻ biết cách cư xử đúng hơn, học làm chủ hành vi tốt hơn mà sẽ ngược lại sẽ biết cách né tránh, đổ lỗi, biện minh hoặc tìm cách không để bị "tóm" khi mắc sai lầm. Đặc biệt, trẻ con dường như nhớ sự trừng phạt hơn là lý do bị phạt. Nó sẽ cư xử vì sợ hãi thay cho muốn hành động đúng. Người lớn nên dạy con bằng lý lẽ chứ không phải bằng bạo lực, nên nhớ áp dụng các hình thức phạt con là để nhắc nhở chứ không phải hành hạ.

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Anh ơi! 2 vạch rồi, bảo với bố mẹ mình… cưới thôi

Một hôm đi làm về, thấy người yêu nhìn mình với ánh mắt hình viên đạn như mình vừa gây tội gì đó. Tôi cũng thấy sợ sợ rồi. Bỗng nhiên cô ấy nhảy cẫng lên, hai chân kẹp lấy hông tôi còn tay ôm lấy đầu rồi nói: “Chồng ơi! 2 vạch rồi, bảo với bố mẹ cưới thôi”….
Nghĩ lại chuyện lấy vợ tôi lại phì cười. Ngày mai là ngày đầy tháng con tôi, thực sự tôi rất vui nên tranh thủ lúc vợ con ngủ gõ vài dòng chia sẻ.
Ngày trước tôi vất vả lắm mới tán đổ cô vợ. Nhớ thời đó sinh viên nghèo, khi tôi đi chiếc xe Dream cà tàng của bố thì những người tán vợ tôi đã đi xe ga, quần áo phẳng lỳ. Nhưng kệ, tôi quyết tâm dẫm đạp lên tất cả để tiến tới mục đích… cưa đổ vợ.
Tôi khá lỳ lợm, có hôm thấy mấy ông đang đứng chờ cô ấy trước cổng ký túc xã. Tôi bèn nói với họ rằng: “Hằng nó sắp cưới rồi, tôi mới biết tin nên buồn lắm, còn vài tháng nữa ra trường nên hai bên đã làm lễ ăn hỏi rồi, nghe đâu nhà chồng cô ấy giàu lắm”.
Tôi tỏ vẻ buồn, tiếc nuối khiến mấy anh chàng kia buồn thiu đi về. Tôi cười hả hê vì cách này có vẻ hay, nên cứ thế áp dụng. Đến khi không có thằng nào bén mảng đến nữa tôi tha hồ thực hiện chiến dịch cưa cẩm. Nghĩ lại giờ chúng mà biết mình là chú rể chắc tức trào máu.
Vợ tôi thấy thương tình tôi chân thành nên đồng ý làm người yêu. Khỏi phải nói, hôm đó tôi vui sướng thế nào. Thế là từ ngày yêu nhau hai đứa dính lấy nhau như hình với bóng. Vợ tôi tính tình vui vẻ tinh nghịch, nhiều hôm còn rủ tôi đi trộm xoài trong công viên và bị bảo vệ phát hiện rồi đuổi khiến tôi chạy rẽ đất. Lúc tôi phì phò thở thì cô ấy ngồi lăn ra cười sung sướng.
Anh ơi! 2 vạch rồi, bảo với bố mẹ mình… cưới thôi 1
Ra trường hai đứa may mắn xin được việc làm cũng tạm gọi là đủ ăn. Tôi bảo Hằng về sống chung cho vui để còn tiện chăm sóc, đưa đón. Lúc đó vợ hỏi tôi là có chắc chắn muốn lấy cô ấy không? Tôi cười toe hứa hứa, thề thề, thế rồi hai đứa ở chung.
Thỉnh thoảng tôi đưa vợ về nhà tôi chơi. Bố mẹ tôi hiền lành và cũng quí mến cô ấy. Nhưng có lần mẹ tôi bảo: “Người yêu mày còn trẻ con quá, liệu lấy nhau về có ổn không?”. Tôi cười gãi đầu: “Có gì mà không ổn ạ, con tán mãi mới đổ đấy. Mẹ yên tâm, tính cô ấy hơi điên điên tý nhưng tốt lắm”. Mẹ tôi mắt tròn mắt dẹt làm tôi phải chữa lời vừa lỡ mồm phát ra.
Một hôm đi làm về, thấy vợ nhìn lăm le như mình vừa gây tội gì đó. Tôi cũng sợ sợ rồi, nhưng lấy bình tĩnh hỏi vợ có chuyện gì. Bỗng nhiên cô ấy nhảy cẫng lên, hai chân kẹp lấy hông tôi còn tay ôm lấy đầu rồi nói:
– Anh ơi! 2 vạch rồi, bảo với bố mẹ cưới thôi.
– Cái gì hai vạch.
Cô ấy đưa tay tát tôi cái vào đầu đau điếng:
– Dốt thế, 2 vạch tức là em có thai rồi.
Tôi đơ ra vài giây rồi nhảy lên sung sướng:
– Aaaaaaaaa, anh được làm bố rồi hả.
– Chuẩn luôn.
– Vậy mình cưới thôi.
Anh ơi! 2 vạch rồi, bảo với bố mẹ mình… cưới thôi 2
Nghĩ lại lúc đó hai vợ chồng không khác gì hai đứa điên. Tôi gọi ngay về cho bố mẹ mình thông báo với ông bà “hung tin”. Ông bà cũng vui vẻ và đi gặp ông bà thông gia. Vậy là đám cưới diễn ra như ý muốn. Đêm tân hôn của chúng tôi cũng được gọi là bi hài:
– Vợ ơi, có tân hôn không?
Vợ đưa tay gõ phát vào đầu chồng:
– Tân hôn cái đầu anh ấy, có con rồi nên nhịn đi.
– Ừ nhỉ, thế nhịn vậy.
– Mà chúng ta tân hôn từ đời nào rồi còn gì.
– Ừ, cũng đúng. Vậy bây giờ làm gì đây.
– Ngủ thôi chứ biết làm gì nữa.
– Ừ thế cũng được.
– Không được cũng phải được.
Đêm đó vợ chồng ôm nhau ngủ say như chết, sáng hôm sau mở mắt ra vợ luốn cuống bật khóc:
– Thôi chết rồi, hôm nay em đã là gái có chồng, mấy giờ rồi.
– 10 giờ, thôi chết…. bữa sáng.
Hai vợ chồng mếu máo nhìn nhau, mặc quần áo xong hai vợ chồng lóc cóc đi xuống nhà. Đúng lúc đó mẹ tôi lên tiếng.
– Mời hai anh chị xuống ăn trưa, tôi đã nấu sẵn đây rồi. Anh chị ngủ ít quá, đưa trống đánh bên tai cũng không chịu dậy.
Vợ chồng nhìn nhau gãi đầu xin lỗi. Cũng may cho vợ tôi là bố mẹ tôi vừa tâm lý lại thương con nên không bắt bẻ gì. Biết vợ có bầu nên lại càng chiều hơn. Vậy đấy, tình yêu của chúng tôi vô tư lắm, nhưng cũng hạnh phúc. Giờ tôi đã làm bố, vợ tôi cũng làm mẹ và đã trưởng thành hơn. Tôi chỉ mong gia đình mình sẽ luôn hạnh phúc và con trai hay ăn chóng lớn. Tôi cũng muốn cảm ơn cô ấy đã vất vả sinh con cho tôi. Ắt hẳn các bạn cũng có những kỷ niệm cho tình yêu vợ chồng đúng không? Lúc nào buồn hay giận vợ, giận chồng hãy nghĩ về những điều tốt đẹp trước đây, tôi tin mọi hờn giận sẽ trôi qua hết.

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

MỖI NGƯỜI NHỊN ĐI 1 CHÚT ĐỂ HÔN NHÂN BỀN VỮNG HƠN!

Trong hôn nhân, bao giờ cũng cần một người nhượng bộ, bao giờ cũng cần một người đứng ra hành động, nếu ai cũng không chịu hành động trước, như vậy vấn đề gặp phải sẽ trở nên bế tắc, cuối cùng sẽ trở thành nút thắt bóp nghẹt hôn nhân.
Từ lúc nào thì cô bắt đầu trở thành một người đàn bà chanh chua, bụng đầy bực tức với anh như vậy? Là vì cô đối với anh không tốt, anh mới đi uống rượu hay sao? Hay là vì anh uống rượu, cô mới đối với anh không tốt? (Ảnh minh họa từ Internet)
Anh không chịu được tính tình của vợ bởi cô quá mạnh mẽ. Ở trong nhà, anh có thể nhường nhịn bỏ qua, nhưng ở ngoài đường, cô cũng không hiểu để chừa cho anh một chút thể diện. Lần trước đang cùng bạn bè uống rượu, uống mãi không biết đêm đã khuya, thế là cô lại tìm ra, hất tung cả cái bàn, làm cho anh không mất mặt trước đám bạn.
“Cô không có chút gì dịu dàng của một người nữ”, anh quát lên.“Cái loại như anh, còn muốn tôi dịu dàng sao, nằm mơ đi!”, cô trả lời anh một câu. Cô không thể nào nhịn được lúc anh đang say rượu. Bình thường, anh là một người đàn ông rất tốt, nhưng mỗi khi uống rượu lại như biến thành một người khác, bụng đầy bực tức, nói hươu nói vượn.Thế nên, hai người luôn chỉ trích phàn nàn lẫn nhau, anh nghĩ đến thời gian mười mấy năm qua, cảm thấy nếu tiếp tục đi nữa thật quá gian nan; nhưng nếu như ly hôn, con phải làm sao đây?Anh bèn dò hỏi con: “Cha mẹ tách ra có tốt không?

Đứa con trả lời: “Không tốt!”Anh tiếp tục hỏi: “Mẹ luôn nói cha không đúng, cha cũng luôn nói mẹ không đúng, lúc nào ngồi một chỗ cũng cãi nhau, chi bằng tách ra”.Đứa con lắc đầu, nghiêm túc nói: “Trước đây con và bạn học cãi nhau, thầy giáo nói con rằng ‘Em bất kể người khác thế nào, trước hết hãy thay đổi những tật xấu của mình rồi hãy nói!’. Cha, con thấy cha đừng quan tâm mẹ như thế nào, cha nên thay đổi tật xấu uống rượu ở mình trước đã!”.Lời của đứa con khiến anh sững sờ. Anh cứ chờ vợ mình cải biến, nhưng chưa bao giờ nghĩ tới việc chính mình nên thay đổi trước. Anh nghĩ: Vợ mình e rằng cũng đang nghĩ như vậy. Anh quyết định bỏ rượu, coi như là vì con, sau này hãy nói tiếp.Anh chưa từng nghĩ tới bỏ rượu sẽ khó như vậy. Khi trời vừa tối, đêm dài tịch lặng, cả thế giới chỉ còn có một trái tim như bị hàng trăm móng vuốt cào lên, anh bắt đầu từng đêm từng đêm mất ngủ…Cô thấy anh như vậy, khinh miệt nói: “Anh là đang giày vò cái gì chứ?”. Cô không tin anh có thể bỏ được rượu này. Trong lòng anh âm thầm chịu đựng quyết tâm: “Cô chờ đi, đợi đến lúc tôi bỏ được rượu, việc đầu tiên là tôi sẽ ly hôn”.Anh đem giường chiếu đến phòng đọc sách, mua một đống lớn đồ ăn vặt, lúc mất ngủ thì xem DVD, từng đêm từng đêm chịu đựng như vậy. Cô đến phòng đọc sách dọn dẹp, nhìn thấy thùng rác đầy vỏ hạt dưa, DVD đầy trên bàn, lại nhìn anh, thấy anh gầy rọc đi, đột nhiên có chút đau lòng.Thế nên, cô cố ý đi mua hai hộp thuốc an thần, đem đến trước mặt anh: “Mỗi ngày, trước lúc trời tối thì uống một ít, chứ người không ngủ được thì làm sao mà sống?”. Anh giật mình, giống như có cái gì mềm mại lướt qua.

Cứ như thế mà trải qua nửa tháng đầu, anh mới cảm thấy trở lại như bình thường một chút, cũng có tâm tư giúp con làm bài tập. Anh và con ngồi một chỗ, cô ngồi một bên đan áo len, đọc tạp chí hoặc chuẩn bị bữa tối, cả nhà yên tĩnh. Không giống như trước đây, vừa thấy anh, cô đã không khống chế nổi mình mà lải nhải phàn nàn..Hôm nay, cô không còn phàn nàn nữa, trong nhà trở nên yên tĩnh. Trong sự tĩnh lặng đó có một tình cảm ấm áp đang lưu động, lòng anh cảm thấy ấm áp, lúc này mới như một gia đình thực sự.Cô đối với sự thay đổi của chồng trở nên vui mừng, mỗi ngày trên bàn cơm đều có món anh ưa thích. Nhớ trước kia khi hai người vừa kết hôn, cô để anh liệt kê ra cả một thực đơn những món anh yêu thích, cô im lặng trong nhà bếp, học làm từng món từng món một. Nếu như anh nói một tiếng “ngon”, cô sẽ vui sướng nhảy dựng lên như trẻ con. Thế nhưng, thời gian dần qua, cô không còn có tâm tư nào để làm như vậy nữa.Nhớ đến ngày đó, cô đối với anh tốt như vậy, nhưng lúc nào thì bắt đầu cô lại trở thành một người đàn bà chanh chua, bụng đầy bực tức với anh như vậy? Là vì cô đối với anh không tốt, anh mới đi uống rượu hay sao? Hay là vì anh uống rượu, cô mới đối với anh không tốt?
Nghĩ tới nghĩ lui anh cũng nghĩ không thông, nhưng cuối cùng cũng chợt hiểu một bàn tay đập sẽ không vang, hôn nhân xảy ra vấn đề, hai người đều là có trách nhiệm.
Anh đột nhiên có một tí áy náy đối với cô, anh nghĩ: Người con gái từng nói chuyện dịu dàng nhỏ nhẹ, vẻ mặt tươi cười, giờ trở thành một người đàn bà đanh đá, mình chắc chắn có trách nhiệm trong việc này.Còn cô khi nhìn thấy anh có nghị lực như vậy, lại thực sự bỏ được rượu rồi, trong lòng cũng rất xúc động. Cô bắt đầu nhìn lại bản thân mình: Có phải là do mình không tốt, để anh cảm thấy trong nhà không ấm áp nên mới luôn cùng người khác uống rượu không? Nghĩ đến điều này, cô đột nhiên có gì đó thông cảm với anh.Khi hai người tự xem xét lại mình thì thời gian xấu nhất trong cuộc hôn nhân đã qua. Vì vậy, sự biến hóa thần kỳ đã xảy ra: Trước kia hai người nghĩ đều là do người kia không tốt, nhưng bây giờ, trong đầu đều nghĩ đến điểm tốt của người kia.Ngày kỷ niệm ngày cưới, hai người dắt con đến nhà hàng cùng thưởng thức bữa tối với ngọn nến lung linh. Đêm đó, hai người sóng vai nhau tựa ở đầu giường, cô ôm cánh tay của anh nói: Anh không uống rượu nữa rồi, thật tốt quá! Anh thuận thế hôn vào trán cô một cái: Em bây giờ cũng như thế này, cũng thật tốt! Cô nở nụ cười, vùi mặt thật sâu vào cánh tay của anh.Anh vốn dĩ cũng không hy vọng cô trở nên dịu dàng mà bắt đầu thay đổi, nhưng khi anh bỏ rượu thành công, cô lại có thể trở lại dịu dàng như xưa.Thế nên, giữa vợ chồng là một quan hệ ảnh tác động hưởng qua lại. Một khi một bên có xu hướng hành động tốt thì bên còn lại cũng sẽ hành động theo, hình thành nên một tuần hoàn tốt đẹp. Còn nếu như ai cũng không muốn chủ động đi đầu, như vậy vấn đề trong cuộc hôn nhân sẽ trở nên bế tắc ở đâu đó, cuối cùng trở nên tồi tệ hơn, làm tan vỡ cuộc hôn nhân.Điều may mắn là, chính anh đã bắt đầu chuyển động trước tiên, chỉ là một hành động, nhưng đã cải biến được kết cục của gia đình cùng cuộc hôn nhân. Biết như thế nhưng có rất nhiều người lại do dự, xấu hổ, còn phân cao thấp, so đo, kết cục là gì ai cũng tự hiểu mà!

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Giá mà ngày đó anh không quên “kéo rèm cửa”

Đôi mắt tôi nhìn chăm chăm xuống đũng quần hắn rồi nhẹ nhàng đáp lại: Trước khi tán gái, xin mời kéo rèm lại.
Hôm nay, như thường lệ khi tôi đang quần quật đấu tranh với đống đồ dơ bát bẩn thì y – tức là bố của 2 thị mẹt nhà tôi – vẫn nằm oằn trên ghế sopha, chân y lại rung rung lên những điệu gì không hiểu nổi.
Trong bối cảnh đó, bỗng dưng tiếng từ tivi vọng vào lời thoại của một bộ phim gì mà tôi chưa có cơ hội chạy ra để xác minh, đại thể đứa con hỏi mẹ: Lần đầu tiên bố mẹ quen nhau ở đâu?
Cô bé trên tivi hỏi mà khiến cho tôi cũng phải giật mình tự hỏi bản thân: Nếu sau này con gái lớn nhà tôi cũng hỏi mẹ câu hỏi y chang thì sao nhỉ.
Trả lời thật với cháu thì không được mỹ miều lãng mạn lắm, mà nói dối thì lương tâm không cho phép.
Người ta quen nhau thường thì cũng phải giữa trời mưa trú tạm, lãng mạn kiểu ‘ci nê’ thì vô tình đụng nhau rơi tài liệu, ném với nhau vài đường tình tứ….

Còn vợ chồng tôi, oái oăm thay quen nhau ở khu vực nhà vệ sinh.
Cái ngày đó không biết trời có đẹp không, tôi và hắn (hắn vẫn là chỉ chồng tôi) lúc đó đều là sinh viên của một trường rặt đàn ông con trai.
Khi tôi đang trên đường ‘thực hiện nhiệm vụ’ thì hắn đã ‘hoàn thành nhiệm vụ’ đi ra từ hướng nhà vệ sinh nam, oái oăm thay khóa quần hắn chưa trở về vị trí che chắn.
Ban đầu tôi cũng định lầm lừ cho qua nhưng chẳng hiểu định mệnh an bài hay quỷ thần sai khiến gì mà bất giác tôi quay lại, gọi to: ‘Này anh kia’.
Hắn quay lại nhanh như bị cô giáo bắt trả bài, mặt mày thẫn thờ ngơ ngác nhưng cũng kịp buông ra những tiếng ỡm ờ: ‘Gì thế cô em xinh đẹp’.
Đôi mắt tôi nhìn chăm chăm xuống đũng quần hắn rồi nhẹ nhàng đáp lại: ‘Trước khi tán gái, xin mời kéo rèm lại’.
Đời kể cũng lạ, hôn nhân lại càng lạ hơn.
Chuyện chúng tôi bập vào nhau thế nào hẳn cũng dài kỳ nhiều tập, còn bây giờ chàng sinh viên quên kéo rèm cửa ngày hôm ấy vẫn đang rung lên những nhịp đùi rất khó hiểu.
Xã hội ngày càng tiến bộ, bình quyền nam nữ ngày càng trở về thế đối xứng cân bằng, thế nhưng ở nước ta vẫn có một thực tế tồn tại là chị em vẫn phải đối mặt hàng ngày với một ông chồng ngồi rung đùi và một cái bếp bao nhiêu năm vẫn chẳng thể rộng ra.
Tôi và chồng bằng tuổi nhau. Cay đắng là vậy, không may là vậy. Khi có mặt bô lão nhà nội nhà ngoại chúng tôi vẫn chịu đựng gọi nhau là anh, là em.
Chỉ cần phụ huynh vắng mặt là chúng tôi lại trở về trạng thái xưng hô điển hình nhất.
Chồng tôi thì: ‘Ê vợ’. Tôi thì: ‘Ê lão chồng’. Thỉnh thoảng giận lên tôi vẫn lôi quá khứ đau thương của chồng tôi ra mà gọi.
iblog.vn
Tức là ‘Ê chưa kéo rèm cửa, tháng này hình như chưa thấy bổ sung ngân sách’ hoặc ‘Ê chưa kém rèm cửa, mai vợ bận chồng đi đón con sớm rồi về pha mì tôm ăn cho giảm mỡ bụng nhé’.
Hắn chịu đựng tôi hay tôi chịu đựng hắn. Nhưng trên nhiều lần tôi đã bảo chồng về việc bỏ nhau để lấy kinh nghiệm hôn nhân, tiêu biểu cho các mẩu đối thoại như:
Vợ: Ê chồng, hôm nào đẹp trời bỏ nhau phát lấy kinh nghiệm hôn nhân.
Chồng: (Mắt vẫn chăm chăm nhìn màn hình, chân vẫn rung những điệu gì không hiểu nổi) nói: ‘Ừ, nếu thu xếp được.
Nhưng trước khi bỏ nhau nhớ giặt xong đống đồ trong chậu đi nhé, để hơi lâu rồi đấy. Tiền tiêu tuần nay hơi bị ít, bổ sung nhanh còn kịp’.
Vợ: ‘Đã bỏ nhau thì thân ai nấy lo, quyền gì mà đòi hỏi?’.
Chồng: ‘Thân ai nấy lo nhưng thẻ ATM trả lương của tôi cô đổi mật khẩu chiếm quyền sử dụng thì cô vẫn lo đấy thôi?’.
Vợ: ‘Thì tôi còn phải nuôi con’.
Chồng: ‘Tôi lại còn phải nuôi con lẫn một cô vợ lắm mồm’.
Ấy thế, chuyện cứ làng nhàng lặp đi lặp lại nên lúc này đây khi nghe xong lời thoại trong phim, ký ức đau thương dội về, tôi chỉ ước ngày đó giá như gã không quên ‘kéo rèm cửa’.

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

13 điều nên làm để bạn luôn lạc quan trong cuộc sống!

1. Trong cuộc sống, chuyện gì đã xảy ra, đã qua rồi thì nên cho qua:Đức Phật có một câu nói rất nổi tiếng: ‘Sự kháng cự của bản thân với những gì xảy ra xung quanh tạo nên sự đau khổ của bạn’. Dành một chút thời gian để nghĩ về điều này. Nó có nghĩa là sự đau khổ của chúng ta chỉ xảy ra khi chúng ta cố gắng chống lại bản chất của mọi việc.

Nếu bạn có thể thay đổi điều gì thì hãy hành động ngay đi! Hãy thay đổi nó! Nhưng nếu bạn không thể thay đổi được thì bạn có 2 sự lựa chọn: một là chấp nhận và để nó đi, hoặc hai là tự làm cho cuộc sống trở nên khổ sở và bị ám ảnh bởi điều đó.

Kỹ năng sống: 13 điều nên làm để bạn luôn lạc quan trong cuộc sống

2. Nó chỉ là vấn đề nếu bạn nghĩ nó là một vấn đề: Trong rất nhiều trường hợp, chúng ta chính là kẻ thù nguy hiểm nhất của chính mình. Nếu bạn nghĩ điều gì đó là một vấn đề thì suy nghĩ và cảm xúc của bạn sẽ trở nên tiêu cực. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể học hỏi được từ điều đó, ngay lập tức nó sẽ chẳng còn là một vấn đề nữa.
3. Nếu bạn muốn mọi việc thay đổi, bạn cần bắt đầu với việc thay đổi bản thân: Lời nói ra chính là sự phản ánh thế giới nội tâm của bạn. Bạn không biết rằng mọi người trên thế giới đều đang sống hỗn độn và căng thẳng sao? Và chẳng phải nó to tát bởi vì trong lòng họ đang hỗn loạn cả sao? Phải, chính là như thế. Chúng ta thích cái suy nghĩ rằng sự thay đổi của hoàn cảnh sẽ thay đổi con người. Nhưng nhìn theo chiều ngược lại – chúng ta cần thay đổi bản thân trước khi hoàn cảnh thay đổi.
4. Không có thất bại, chỉ có những cơ hội học hỏi: Bạn nên xóa ngay từ ‘thất bại’ ra khỏi từ điển của mình đi. Tất cả những người vĩ đại từng đạt được bất cứ thành tựu nào đều đã từng thất bại hết lần này đến lần khác. Thực tế thì tôi nhớ Thomas Edison đã từng nói như thế này: ‘Tôi không thất bại 10000 lần, tôi chỉ biết được 10000 cách mà nó không hoạt động’. Nắm lấy cái gọi là ‘thất bại’ của bạn và học hỏi từ nó. Hãy học cách làm nó tốt hơn ở lần sau.
5. Nếu bạn không có được điều bạn muốn, có nghĩa là cái gì đó tốt đẹp hơn đang đến: Tôi biết rằng điều này thì đôi lúc thật là khó tin. Nhưng đó là sự thật. Thường thì khi bạn nhìn lại cuộc đời mình, bạn sẽ thấy được tại sao một vài điều không thành hiện thực đôi khi lại là chuyện tốt. Có thể công việc mà bạn không được nhận sẽ lấy đi của bạn rất nhiều thời gian dành cho gia đình nhưng công việc bạn được nhận đã cho bạn một quỹ thời gian linh hoạt hơn. Hãy cứ tin rằng mọi việc diễn ra theo cái cách chính xác nó được cho rằng sẽ diễn ra.
6. Trân trọng khoảnh khắc hiện tại: Khoảnh khắc này sẽ không bao giờ quay lại và mỗi khoảnh khắc đều chứa đựng điều gì đó quý giá. Vì thế đừng để nó qua đi mà bạn không hề để ý! Nó sẽ sớm chỉ còn là một ký ức. Mọi khoảnh khắc dù không vui vẻ nhưng một ngày nào đó nhìn lại bạn sẽ cảm thấy nhớ chúng.
Giống như lời của một bài hát đồng quê của Trace Akins ‘Bạn sẽ nhớ điều này… Bạn sẽ muốn điều này quay lại. Bạn sẽ ước những ngày này đã không trôi qua quá nhanh như thế… Bây giờ có thể bạn không biết đâu, nhưng một ngày nào đó bạn sẽ nhớ nó…’
7. Không lệ thuộc cảm xúc vào những ham muốn: Hầu hết mọi người sống với ‘suy nghĩ gắn bó′. Điều này có nghĩa là họ gắn mình với những mong muốn và khi họ không đạt được, cảm xúc của họ rơi tụt xuống mức bi quan. Thay vào đó, cố gắng luyện tập một ‘suy nghĩ không lệ thuộc’.
Điều này có nghĩa là khi bạn muốn điều gì đó, bạn vẫn sẽ cảm thấy vui vẻ kể cả khi bạn có đạt được nó hay không. Bạn vẫn giữ được cảm giác vui vẻ hay ít nhất là bình thường. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết 10 điều không nên làm để cuộc sống hạnh phúc hơn.
8. Hiểu và biết ơn những nỗi sợ : Nỗi sợ có thể là một người thầy. Và vượt qua những nỗi sợ hãi có thể còn khiến cho bạn cảm nhận được mùi vị của sự chiến thắng. Ví dụ, khi tôi còn ở đại học, tôi sợ phải nói trước đám đông (một trong 3 nỗi sợ của tất cả mọi người).
Vì thế bây giờ tôi cảm thấy thật là hài hước khi tôi không chỉ nói trước một nhóm người mỗi ngày như là một giảng viên mà tôi còn giảng dạy môn nói trước đám đông! Chúng ta chỉ cần luyện tập để vượt qua nỗi sợ hãi. Sợ hãi thực sự chỉ là ảo giác thôi. Nó tùy thuộc vào mỗi người.
9. Cho phép bản thân mình trải nghiệm niềm vui: Bạn có thể tin có thể không, nhưng tôi biết rất nhiều người không có phép bản thân được tận hưởng niềm vui. Và họ thậm chí không biết là làm thế nào để trở nên vui vẻ. Một vài người thì gắn bản thân quá chặt với những vấn đề và sự hỗn độn của mình đến nỗi mà họ thậm chí không thể biết được họ sẽ là ai nếu không có những thứ ấy.
Vì thế hãy cố gắng cho phép bản thân được tận hưởng niềm hạnh phúc! Ngay cả khi đó chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi thì tập trung vào niềm vui thay vì sự gian khổ của bản thân là điều vô cùng quan trọng. 
10. Đừng so sánh bản thân với những người khác: Nhưng nếu bạn so sánh bản thân mình, hãy so sánh mình với những người có hoàn cảnh kém hơn bạn. Bạn đang thất nghiệp? Hãy tỏ ra biết ơn vì bạn đang được sống ở một đất nước có trợ cấp thất nghiệp (bối cảnh ở Mỹ) bởi vì hầu hết mọi người trên thế giới sống dưới mức 750 đô-la một năm. Vì thế, nếu bạn không giống Angelina Jolie? Tôi cá rằng có nhiều người không giống hơn là những người giống cô ấy. Và bạn thì chắc chắn là ưa nhìn hơn nhiều người rồi. Hãy tập trung vào điều đó.
11. Bạn không phải là một nạn nhân: Bạn cần phải ra khỏi con đường của mình. Bạn chỉ là một ‘nạn nhân’ của những suy nghĩ, lời nói, hành động của riêng mình. Chẳng ai làm gì bạn cả. Bạn là người tự tạo ra kinh nghiệm cho mình. Nhận trách nhiệm về bản thân và nhận ra rằng bạn không thể vượt qua được những giai đoạn khó khăn.
Bạn chỉ cần bắt đầu với việc thay đổi những suy nghĩ và hành động của mình. Hãy từ bỏ tâm lý nạn nhân và trở thành người chiến thắng. Từ nạn nhân thành người chiến thắng.
12. Vạn vật có thể thay đổi và luôn thay đổi: “Và điều này sẽ nhanh qua đi’ là một trong những câu nói mà tôi yêu thích. Khi chúng ta bị bế tắc ở một tình huống xấu, chúng ta nghĩ rằng sẽ không có lối thoát. Chúng ta nghĩ rằng sẽ không có gì thay đổi. Nhưng đoán thử xem? Nó sẽ thay đổi! Không có gì là vĩnh viễn trừ cái chết.
Vì thế hãy thoát ra khỏi lối mòn của suy nghĩ rằng mọi thứ sẽ mãi mãi như thế này. Chúng sẽ không như thế. Nhưng bạn cần phải làm gì đó để thay đổi mọi thứ. Nó sẽ không tự xảy ra một cách kỳ diệu đâu.
13. Mọi thứ đều có thể: Những điều kỳ diệu xảy ra mỗi ngày. Thực sự là như thế. Tôi ước rằng có đủ không gian để tôi viết ra những điều kỳ diệu xảy ra với những người mà tôi biết – từ việc chữa được ung thư giai đoạn 4 một cách tự nhiên đến việc thấy bạn tri kỷ xuất hiện từ đâu đó.
Tin tôi đi: những chuyện như thế xảy ra suốt ngày. Bạn chỉ cần tin rằng nó sẽ xảy ra. Một khi bạn làm được như vậy, bạn sẽ chiến thắng trận đấu.

Bí quyết giúp bạn vượt qua những khó khăn trong cuộc sống

1. Nhớ lại những khó khăn bạn đã vượt qua: Đây là một trong những cách hiệu quả giúp bạn lấy lại sự tự tin và dũng cảm hơn. Hãy nhớ về những kỉ niệm mà bạn đã từng vượt qua khi đứng trước những khó khăn, đau khổ trong cuộc sống.
Hãy suy nghĩ về những lần, những cách bạn đã có thể thoát khỏi nỗi sợ hãi, những khoảnh khắc mà bạn cảm thấy mạnh mẽ, can đảm nhất để đưa ra những quyết định sáng suốt cho bản thân mình. Bạn sẽ không còn cảm thấy yếu đuối, chán nản và buồn phiền nữa.
2. Nghĩ tích cực và sống lạc quan: Cuộc sống không bao giờ chấm hết trừ khi bạn muốn thế. Hãy bỏ lại sau lưng mọi nỗi buồn, ngồi xuống và làm việc. Đi sâu vào nội tâm của bạn và không ngừng tìm kiếm những điều tích cực. Khám phá xem bạn cần phải làm gì để mang lại niềm vui cho chính mình. Đây là cơ hội để bạn học điều gì đó mới mẻ, để phá vỡ những lối mòn u ám, để làm dịu nỗi lo âu, để hàn gắn vết thương lòng. Chừng nào bạn còn muốn những cơ hội này tồn tại, chúng sẽ luôn tồn tại.
3. Nghĩ đến những người thân của bạn: Cuộc sống luôn luôn xảy ra những điều mà bạn không mong muốn. Những khó khăn, thử thách, những chuyện không vui đều có thể đến với bất cứ ai. Điều quan trọng là bạn phải biết cách vượt qua nó. Cuộc sống vẫn còn nhiều điều tốt đẹp, vẫn còn những thứ đáng để bạn quan tâm hơn. Hãy nghĩ tới bạn bè và những người thân trong gia đình bạn. Họ cần bạn và luôn mong muốn bạn sống vui vẻ mỗi ngày. Vì thế, đừng bao giờ làm họ thất vọng. Nghĩ tới họ, bạn sẽ có thêm động lực để vượt qua khó khăn.
4. Học cách chấp nhận và chăm sóc bản thân nhiều hơn: Trong cuộc sống, không phải lúc nào bạn cũng là người chiến thắng, gặt hái được thành công trong mọi việc và gặp những điều suôn sẻ. Vì vậy, những lúc vấp ngã, hãy coi nó như một điều tất yếu của cuộc sống mà chắc chắn nó phải xảy ra, chấp nhận sự thật và bắt đầu lại từ đầu. Nhiều khi, thành công chính là việc bạn đã nỗ lực thật nhiều. Hãy ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực hết sức của bản thân, thậm chí ngay cả khi bạn không thể tạo ra được một kết quả nào cụ thể.
Vì thế, hãy vui vẻ chấp nhận để nó qua đi. Thay vì lo lắng và đau khổ, bạn hãy yêu thương và chăm sóc bản thân nhiều hơn nữa. Bạn có biết, có một điều không thể phủ nhận đó là những ai dành thời gian quan tâm đến bản thân mình hơn sẽ thành công hơn. Gạt bỏ mọi thứ sang một bên, hãy đi dạo mà không cần đeo tai nghe hay mang theo điện thoại, thưởng cho mình những bữa ăn thịnh soạn, mua cho mình những thứ cần thiết, chăm chút cho bản thân nhiều hơn.
5.Tìm lại những niềm đam mê: Trong thời gian qua, có thể bạn đã lơ là với những sở thích và niềm đam mê cá nhân, hay bỏ quên những thú vui, những sự quan tâm với mọi người xung quanh vì nhiều lý do khách quan. Đây chính là lúc tìm lại chúng, thực hiện và thật sự chìm đắm vào đó. Hãy làm những điều mà bạn cảm thấy thích và cảm hứng tươi mới chắc chắn sẽ khiến bạn phấn chấn hơn rất nhiều. Đi du lịch, spa, hay tổ chức những bữa tiệc thân mật với bạn bè, gia đình… Những điều đó sẽ giúp bạn có thêm niềm vui, nghị lực, sự can đảm để vượt qua những khó khăn, những nỗi buồn trong cuộc sống.

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

GỬI CÁC ÔNG BỐ BÀ MẸ CÓ Ý ĐỊNH LI DỊ

Câu chuyện xúc động về li dị

Dưới con mắt trẻ thơ, người lớn có những ”trò chơi” vừa chán, vừa phức tạp. Chúng ghét những trò chơi ấy vì bỗng dưng cuộc sống chẳng giống thường ngày . Cầu thang xoáy ốc nằm bên hông nhà. Nó chỉ mới được làm cách đây sáu tháng, lúc bố và mẹ ly dị nhau. Khi thấy bố đứng chỉ huy các ông thợ xây cầu thang, Cà Rốt và Củ Hành đều thắc mắc: “Bố xây cầu thang ở ngoài làm gì nhỉ? Đã có một cái trong nhà rồi”.

Mẹ đưa mắt nhìn hai đứa rồi cúi xuống, lặng thinh. Cà Rốt bảo Củ Hành: ”Chắc là để phơi quần áo đấy mà”.

Củ Hành ngẫm nghĩ một lát rồi bảo: “Ừ, chắc vậy. Bên nhà Mi Mi cũng phơi quần áo ở cầu thang”.

Không thắc mắc nữa, hai đứa ngồi xuống, chơi trò xếp hình, thỉnh thoảng lại cười lên khanh khách.

Một tuần sau, khi cầu thang xây xong, đi học về, Cà Rốt và Củ Hành ngạc nhiên thấy trong nhà mọc thêm một cánh cửa. Cánh cửa này bịt kín lối đi lên lầu. Mẹ giải thích với Cà Rốt: “Kể từ hôm nay, con sẽ ở dưới này với mẹ”. Bố cũng giải thích với Củ Hành: “Con lên lầu sống với bố”.

Thế là Cà Rốt và Củ Hành hiểu rằng, ly dị nghĩa là không sống chung một nhà nữa, phải chia ra làm hai nơi. Con cái cũng chia làm đôi, mỗi người một đứa. Cà Rốt giãy lên khóc: “Bố mẹ ly dị thì ly dị. Con với Củ Hành không ly dị đâu”.

Củ Hành cũng khóc ti tỉ: “Con muốn ở chung với Cà Rốt. Con không lên lầu”.

Bố, một tay xách va li, một tay xốc Củ Hành: “Thôi, đừng có rối rít nữa. Lên nhà ngay”.

Mẹ, hai mắt ầng ậng nước, đứng sững nhìn Cà Rốt lôi chân bố.
Cà Rốt hét: “Để Củ Hành lại. Con ghét bố. Con ghét bố”.

Trên tay bố, Củ Hành giãy giụa: “Thả con xuống. Thả con xuống. Con không đi với bố đâu”.

Nhưng bố đã ra đến cửa rồi. Cà Rốt khóc òa. Củ Hành cũng khóc òa. Trong nhà, mẹ ngồi thụp xuống đất, úp mặt vào hai đầu gối.
Sao lại bắt trẻ con phải chịu cảnh này, trời ơi!

Buổi sáng, mẹ luôn chở Cà Rốt đến trường sớm. Mãi một lúc sau mới thấy Củ Hành lếch thếch chạy vào.

Cà Rốt hỏi: “Hôm nào cũng đi muộn thế?”.

Củ Hành chu chu cái miệng, hít mũi đánh sột: “Bố ngủ quên. Em phải đánh thức đấy”. Cà Rốt lại hỏi: “Thế bố có pha sữa cho Củ Hành uống trước khi đi học không?”.

Củ Hành lắc đầu: “Em tự pha. Dễ lắm. Đổ sữa vào cốc, thêm nước vào, khuấy lên. Nhưng mà nó nhạt phèo, chả ngọt như mẹ pha lúc trước”.

Cà Rốt xịu mặt: “Chứ bố làm gì mà không pha cho Củ Hành?”.

Củ Hành nghiêng nghiêng đầu, ra vẻ suy nghĩ: “À, bố cứ nằm mãi ở giường, gác tay lên trán. Có khi bố bận đánh răng”.

Cà Rốt bảo: “Bố thế là hư rồi”.

Hai chị em nắm tay nhau đi vào lớp học. Lớp Chồi của Củ Hành ở ngay cạnh lớp Lá của Cà Rốt. Thỉnh thoảng, hai đứa lại vờ vĩnh chạy ra cửa để ngó nghiêng vào lớp đứa kia. Gặp nhau ở trường sướng thật. Cà Rốt và Củ Hành chán nhất khi phải về nhà. Lúc đó, mỗi đứa lại phải ở một nơi.

Giờ ra chơi. Cà Rốt và Củ Hành không thích nô đùa cùng các bạn. Hai đứa cùng ngồi trên ghế xích đu, vừa ăn bánh sữa, vừa trò chuyện. Củ Hành kể: “Hôm qua bố ngồi vá quần cho em, bị kim chọc vào tay, kêu ui da, buồn cười lắm”.

Cà Rốt cũng khúc khích: “Còn mẹ sửa cái bếp điện mãi mà không xong, hễ cắm dây vào là nổ cầu chì. Sau phải nhờ chú Ngân sửa mới xong đấy”.

Củ Hành xịu mặt: “Sao mẹ không gọi bố mà lại nhờ chú Ngân?”.

Cà Rốt gí ngón tay xinh xinh vào trán Củ Hành: “Ngốc thế. Ly dị rồi là không có nhờ vả chuyện gì cả”.

Củ Hành hỏi: “Mẹ bảo thế à?

Cà Rốt gật đầu: “Ừ”.

Củ Hành cáu: “Chán mẹ lắm. Tự nhiên lại ly dị”.

Cà Rốt gật đầu ra vẻ đồng tình, mặt buồn thiu…

Một hôm… Khi mẹ đến đón Cà Rốt, chiều đã muộn lắm rồi. Thế mà bố vẫn chưa đến đón Củ Hành. Cô giáo đưa mắt nhìn hai đứa trẻ vui vẻ chơi lò cò trên sân rồi băn khoăn nói với mẹ: “Hôm nay nhà em có việc. Không biết chừng nào anh mới đến đón cháu?”.

Mẹ bảo: “Thôi, để tôi đưa cháu về luôn”.

Củ Hành tròn mắt: “Mẹ cho con về chung với Cà Rốt hả?”.

Mẹ gật đầu. Hai đứa nhảy tưng tưng vì mừng.

Trên xe, Cà Rốt và Củ Hành nói cười luôn miệng. Vào nhà, Củ Hành lăng xăng chạy tới, chạy lui. Tất cả đều quen thuộc. Thích quá.
Cà Rốt đột nhiên người lớn hẳn.

Con bé nhìn em một cách bao dung: “Chạy vừa thôi. Đi tắm rồi còn ăn cơm chứ”.

Củ Hành vẫn chạy lui, chạy tới: “Em thích chạy”. Hai tay cu cậu dang rộng như lái máy bay, quẹt cả vào người Cà Rốt: “Ôi ôi, thích quá. Xê ra cho máy bay bay nào”.

Khi bố về, trời đã khuya lắm. Bố đứng lựng khựng trước cửa, khẽ hắng giọng rồi lại đứng im. Mẹ đẩy cánh cửa mở hé cho rộng thêm, bảo: “Anh vào đi”.

Bố rón rén bước vào. Nhà im phăng phắc. Hai đứa trẻ đang ngủ ngon trong giường.

Mẹ bảo: “Anh để Củ Hành ngủ ở đây một đêm cũng được. Đừng đánh thức nó nửa chừng”.

Bố nói nhỏ: “Anh xin lỗi. Có việc đột xuất nên không thể đến đón nó đúng giờ”.

Mẹ lạnh lùng: “Người anh cần xin lỗi là nó chứ không phải em”.

Bố đứng như chôn chân trước giường ngủ của hai đứa trẻ. Dưới ánh đèn mờ nhạt, hai gương mặt bầu bĩnh kề sát nhau thật ngây thơ, đáng yêu.

Củ Hành ngủ say, miệng chóp chép nhai trong giấc mơ, bàn tay vẫn nắm chặt tay Cà Rốt. Con chị nằm gác chân lên người em, hai mắt nhắm tịt, nhưng miệng lại tủm tỉm cười.

Hai vai bố như xệ hẳn xuống.

Bố nói mà không nhìn mẹ: “Sao mình lại để mọi sự trở nên tồi tệ thế này hả em?”.

Hai người ngồi đối diện trong một quán cà phê.

Trước mặt anh, chiếc gạt tàn đã đầy ắp tàn thuốc lá. Ly nước của chị cũng cạn đến đáy rồi. Cuộc trò chuyện lâu hơn họ nghĩ.

Khi anh nói tên quán cà phê, chị đã rùng mình. Đó là nơi hai người từng hẹn hò nhau từ lúc mới yêu. Chiếc bàn trong góc cũng là bàn quen thuộc. Anh muốn nhắc nhở chị điều gì chứ, khi chính anh là kẻ có lỗi trăm bề?

Chi không thể tha thứ, mặc dù anh đã quỳ xuống chân chị xin lỗi rất nhiều lần.

Chị không thể chấp nhận hình ảnh anh ôm người phụ nữ khác trong tay, âu yếm họ như âu yếm chị.

Niềm tin và tình yêu chị dành cho anh quá lớn, đến nỗi khi biết sự phản bội của anh, chị bất ngờ đến sửng sốt, tê dại cả người.

Quyết định ly hôn của chị làm mọi người ái ngại. Mẹ chị khuyên: “Đàn ông ai chẳng có lúc lạc lòng. Nó đã biết lỗi thì tha thứ đi con ạ. Như mẹ từng tha thứ bố mày ấy”.

Có lẽ trong tình yêu, khó có lời khuyên nào áp dụng thật chính xác cho từng trường hợp.

Chị biết rõ mình không thể lướt qua mọi chuyện được như mẹ, xem như không có gì. Sống tiếp tục với anh, nằm bên anh mỗi ngày để chỉ nghỉ đến hình ảnh anh nằm với người khác ư? Chị không chịu nổi.

Khi chị nói thẳng điều đó, anh lặng người. Trông chị như một người khác hẳn, quyết liệt và lạnh lùng. Anh cố vớt vát bằng cách đem Cà Rốt và Củ Hành ra thuyết phục: “Em ơi, đừng để các con phải liên lụy. Em muốn trừng phạt anh thế nào cũng được, nhưng đừng ly dị, được không?”.

Chị tàn nhẫn nhìn anh: “Không ly dị, để sống giả dối như nhiều người khác sao? Em không muốn vậy. Khi các con lớn, chúng nó sẽ hiểu”.

Nước mắt ứa ra, anh khóc không kiềm chế trước mặt chị, nhưng chị vẫn dửng dưng. Lòng chị đã nguội lạnh hẳn từ khi biết anh phản bội. Kể từ giờ phút này, chị sẽ chỉ cư xử như một người không có trái tim.

Ra tòa, anh bảo: “Tôi có lỗi. Tòa cứ xử theo ý vợ tôi. Sao cũng được”.

Chị lạnh lùng đề nghị: “Chia đôi mọi thứ. Anh ấy và con trai ở trên lầu. Tôi và con gái ở dưới nhà. Xây lối đi riêng, không ai làm phiền ai”.

Họ đã ly dị được hơn nửa năm. Cà Rốt và Củ Hành dần dà cũng quen cuộc sống chia đôi của bố mẹ. Bố thì dễ rồi. Nhà bố thường mở cửa rộng, Cà Rốt muốn lên lúc nào cũng được. Nhưng con bé không dám. Mẹ khe khắt lắm.

Một lần thấy Cà Rốt lên nhà với bố, mẹ giận dữ quát ầm lên. Cà Rốt phải lủi thủi đi về trước ánh mắt buồn rầu của bố. Từ đó, nhà mẹ luôn đóng cửa. Cà Rốt và Củ Hành chỉ còn gặp nhau lúc đi nhà trẻ.

Cũng may là mẹ không đổi trường. Chứ nếu mẹ đổi, hai chị em sẽ lâm vào hoàn cảnh “gần nhà xa ngõ” cho xem.

Thường lệ, bố đưa Củ Hành đi học muộn, nhưng luôn đón sớm nửa giờ. Bố xin cô giáo được gặp Cà Rốt. Ban đầu, cô giáo cũng lúng túng, khó xử vì như thế là sai quy định của trường. Nhưng nhìn ánh mắt van nài của bố, cô thấy tội.

Cô bảo: “Anh đừng gặp cháu lâu quá. Mười lăm phút được rồi”.
Bố mừng rỡ, vâng dạ rối rít. Thế là hai bố con được gặp nhau trò chuyện mỗi ngày. Bố hay hỏi Cà Rốt: “Mẹ có khỏe không? Tối mẹ có thức khuya không? Mẹ có hay khóc không?”.

Rồi bố xoa nắn chân tay, ôm Cà Rốt vào lòng, hôn lên đôi má bầu bĩnh của con mà nước mắt ứa ra.

Bố dặn: “Đừng cho mẹ biết bố hay gặp con nhé”. Bố không dặn, Cà Rốt cũng giấu kín. Dại gì nói ra cho mẹ cấm nhỉ? Nó còn dặn ngược lại bố: Bố nhớ đón Củ Hành trước khi mẹ đón con nhé. Để mẹ đừng thấy bố con mình gặp nhau”.

Bố lại chảy nước mắt. Chỉ mới nửa năm mà Cà Rốt đã “bà cụ non” như thế rồi sao? Bố hối hận quá.

Trưa hôm ấy, đột nhiên bố nhìn thấy mẹ ở ngã tư đường. Mẹ đang đứng mặc cả để mua trái cây, không nhìn thấy bố. Gương mặt mẹ trắng trẻo ửng hồng dưới nắng. Chiếc áo màu tím và bờ vai quen thuộc làm lòng bố nhói đau. Lập tức, bố chạy xe lên vỉa hè, tấp vào sau một gốc cây, âm thầm nhìn mẹ.

Khi mẹ đi rồi, bố vẫn đứng lặng nhìn theo đốm màu tím nhỏ dần rồi khuất hẳn.

Tự nhiên, bố mệt mỏi đến cực độ. Móc trong túi chiếc điện thoại di động, bố gọi về cơ quan, cáo ốm để xin nghỉ buổi chiều.
Từ ngã tư gặp mẹ, bố đi lòng vòng, lòng vòng mãi dưới nắng rồi tấp vào một quán bia quen. Từng chai, từng chai, bố uống cạn.
Người chủ quán đến kéo ghế ngồi chung: “Sầu đời hả bạn? Để tôi uống cùng”. Không hiểu sao bố lại uống nhiều như vậy? Và nói nhiều nữa. Bố nói hết những ẩn ức trong lòng. Rằng bố yêu mẹ lắm. Từ khi mẹ ly dị bố, bố càng yêu mẹ hơn.

Nhưng bố cũng oán mẹ nhiều bằng bố yêu mẹ.

Rằng sao mẹ sắt thép, cứng lòng như thế?

Rằng tội nhân phạm tội trọng, khi hối lỗi còn được ân xá mà mẹ thì kiên quyết chặt đứt đường về của bố?

Rằng bố nhớ Cà Rốt biết bao.

Bố thèm ăn cơm của mẹ nấu biết bao.

Tại sao mẹ có thể quên đi những ngày hạnh phúc của mẹ và bố?
Tại sao mẹ chỉ nhớ tội lỗi xấu xa của bố mà quên những kỷ niệm đẹp bố từng làm?…

Càng nói, bố càng uống. Người chủ quán bỏ đi lúc nào, bố cũng không biết.

Đèn đường lên lúc nào, bố cũng không hay. Bố quên luôn giờ đón Củ Hành.

Mà bố đón làm sao được khi đã gục trên bàn ngủ thiếp thế kia?

Hai người ngồi đối diện trong quán cà phê quen thuộc. Chỗ ngồi và chiếc bàn cũng quen thuộc.

Anh hút thuốc liên tục. Chiếc gạt tàn dần đầy lên. Mấy lần chị suýt bảo anh ngưng hút, nhưng lại bậm môi im lặng. Bây giờ, anh muốn làm gì cứ làm, chị chẳng quan tâm. Nhưng khi anh cất tiếng, sự căng thẳng của chị chùng dần. Rồi nước mắt chị rớt xuống.

Anh bảo: “Anh vẫn lén gặp Cà Rốt mỗi chiều ở trường. Anh nhớ con lắm. Nhớ mùi mồ hôi của nó. Nhớ những câu hỏi vặn vẹo khiến anh điên đầu trước kia. Anh cũng nhớ em. Mỗi đêm, anh đều nằm áp tai xuống gạch, lắng nghe tiếng động ở dưới nhà để tưởng tượng em đang làm gì? Cà Rốt đang làm gì?”.

“Có hôm, anh ra cầu thang xoáy, áp tai vào vách như thằng ăn trộm, thèm nghe một tiếng em cười mà không được. Một lần, anh đang ngồi như thế thì Củ Hành thức dậy. Nó mò ra cầu thang xoáy và thấy anh ở đấy. Hai bố con anh đã ôm nhau ngồi rất lâu để chỉ nói về em và Cà Rốt.


Củ Hành bảo: “Con ghét ly dị. Con nhớ mẹ và Cà Rốt. Con muốn uống sữa mẹ pha. Bố ơi, đừng chơi trò ly dị nữa nhé”.

“Đây là trò chơi hả em? Anh cũng ước nó chỉ là trò chơi để mình chấm dứt, không chơi nữa. Trò chơi gì mà tàn nhẫn quá, làm khổ cả bốn người? Em muốn anh phải làm gì bây giờ để được em tha thứ? Sao em lại giao Củ Hành cho anh mà không giữ cả hai đứa với nhau? Phải chăng em muốn anh nhìn rõ tội lỗi của mình? Rằng vì anh mà con cái phải mỗi đứa một nơi?”.

“Anh nhìn rõ lắm rồi, em ơi. Nhất là đêm hôm qua khi anh đứng nhìn hai đứa con mình ngủ trong giường. Em cho anh gửi Củ Hành lại. Ngày mai anh thuê người tới đập cầu thang xoáy bên ngoài, mở lại lối cầu thang bên trong. Em không muốn thấy mặt anh nữa thì để anh đi, miễn em được thoải mái. Miễn Cà Rốt và Củ Hành được sống bên nhau”.

“Anh không đem theo một thứ gì cả, cũng không cần tiền. Khi hạnh phúc đã mất, tiền bạc, tài sản cũng thành vô nghĩa. Hôm nay, anh mời em ra đây chỉ để nói với em như thế mà thôi…”.

Nước mắt chị chảy tràn. Trên tất cả mọi điều, chị vẫn còn yêu anh lắm.

Anh là người đàn ông duy nhất mà chị yêu.

Xa anh, chị không chỉ hành hạ anh mà còn hành hạ chính mình.

Chị biết chuyện anh gặp Cà Rốt mỗi ngày. Biết tất cả.

Trẻ con ngủ mớ thường nói ra hết những gì chúng cất trong lòng.
Nửa đêm, Cà Rốt ôm cổ mẹ mà tưởng là bố, thủ thỉ: “Mẹ sửa bếp điện mãi mà không được, cứ bị giật hoài, bố ạ. Tội nghiệp mẹ nhỉ? Còn bố vá quần cho Củ Hành bị kim đâm vào tay phải không? Cũng tội nghiệp bố luôn. À, ngày mai khi bố đến, bố mua cho con que kem nhé. Con thèm ăn kem lắm, nhưng mẹ chẳng mua gì cả…”.

Rồi Cà Rốt lại nói, như nói với Củ Hành: “Ngày mai chị bảo mẹ pha sữa rồi đổ vào chai, đem đi cho Củ Hành nghe. Hay chị giấu mẹ, đổ sữa của chị vào chai cũng được. Chị uống mãi, chán lắm. Còn Củ Hành lại thèm…”.

Càng nghe, chị càng xót. Chui đầu vào gối, chị cắn răng khóc rưng rức.

Chị cũng nhớ Củ Hành, nhớ anh đến điên dại.

Đêm nằm, chị cũng lắng nghe bước chân anh đi đi lại lại trên lầu.

Thỉnh thoảng, chị lại lục tủ lấy chiếc áo của anh ấp mặt vào và khóc thầm. Nghe tiếng anh ho, lòng chị nhói buốt. Chị khao khát được anh ôm vào lòng, được xoa tay vào chiếc cằm lởm chởm râu của anh để âu yếm, được nép vào ngực anh, ngửi mùi mồ hôi nồng nồng quen thuộc…

Nhưng, người phụ nữ ấy cũng đã nép vào ngực anh, cũng ngửi mùi mồ hôi của anh. Chị lịm đi vì giận hờn, vì ghen tức.

Chị không chấp nhận chia sẻ điều riêng tư ấy với bất kỳ ai.
Nhìn đôi mắt thâm quầng của chị, mẹ lắc đầu: “Ghen có năm bảy đường ghen, nhưng ghen mà đày ải mình như mày, mẹ mới thấy có một. Nghe lời mẹ, tha lỗi cho chồng đi con. Tao nghe người ta bảo dạo này nó cũng sa sút tinh thần, sức khỏe tồi tệ lắm …”.
Chị gắt: “Mẹ nói cứ như đùa. Đã ly dị rồi mà còn tha thứ nỗi gì. Mẹ đừng làm con rối tung lên nữa”.

Mẹ dỗi: “Vâng, tôi xin lỗi. Chuyện của chị tôi không có quyền xía vào. Nhưng tôi xót cho cháu tôi lắm. Chúng nó có lỗi gì mà phải xa bố, xa mẹ, sống mỗi đứa mỗi nơi chứ? Cứ ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình thì đừng sinh chúng nó ra. Ngày trước ấy à? Tôi mà không tha thứ cho bố chị, giờ này không chừng chị sống với mẹ ghẻ, chứ không phải tôi đâu”.

Nghe mẹ nói mà chị lạnh cả người. Sao chị không nghĩ ra điều ấy nhỉ? Nếu… nếu người đàn bà kia trở thành mẹ ghẻ của Củ Hành, chị biết làm thế nào? Chị không muốn điều ấy xảy ra. Không phải vì chị sợ bà mẹ ghẻ ấy không thương yêu Củ Hành. Cái chính là trong sâu thẳm tâm hồn, chị không muốn mất anh.
Mắt chị càng thâm quầng hơn vì những đêm mất ngủ.

Chị hối hận vì đã quyết liệt ly dị chồng.

Anh lặng lẽ nhìn chị.

Câu hỏi bật ra khiến anh cũng run rẩy cả người: “Em còn yêu anh không? Em thù ghét anh, ly dị anh, nhưng trong lòng em còn yêu thương anh chút nào không? Nếu còn, dù chỉ là sợi chỉ mong manh, anh cũng xin em cho anh một cơ hội để làm lại từ đầu. Anh ngàn lần cầu xin em…”.

Nước mắt nhòa nhạt, nghẹn cứng trong lòng ngực, chị nức nở mãi. Thế rồi, chị đặt bàn tay run rẩy của mình lên tay anh. Anh lặng người.

Ở nhà trẻ, chỉ còn Cà Rốt và Củ Hành chơi lò cò trên sân.

Củ Hành bảo: “Hôm nay bố lại quên đón em rồi”. Cà Rốt cười: “Thì về với mẹ và chị. Càng sướng”. Củ Hành lại bảo: “Nhưng sao hôm nay mẹ cũng đón chị muộn thế?”. Cà Rốt tròn xoe mắt: “Ừ nhỉ”.
Hai đứa không chơi lò cò nữa, đứng gí mũi vào ô mắt cáo. Vừa lúc đó, những ánh đèn xe loang loáng rọi vào.

Củ Hành reo: ”Bố đến rồi”.

Cà Rốt cũng reo: “Mẹ đến rồi”.

Bố và mẹ cùng dựng xe, bước nhanh đến chỗ hai đứa trẻ. Cà Rốt giật giật tay Củ Hành: “Nhìn kìa. Bố nắm tay mẹ”.

Củ Hành toét miệng cười: “Em đã bảo mà. Chơi mãi trò ly dị, chán lắm”…