Hiện nay, nhiều người chấp nhận "dẫm chân tại chỗ" ở vị trí công việc hiện tại và quên đi việc phát triển những cơ hội mới trong chính công ty của mình. Nhưng đó không phải là cách hành xử khôn ngoan.
Bạn từng trải qua cảm giác trì trệ trong công việc, thấy mình bế tắc trong công việc hằng tháng thậm chí là hằng năm trời. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng về điều đó, nhất là trong thời kỳ kinh tế suy thoái, có đến 50% người lao động cảm thấy lo sợ bị thất nghiệp và 83% cho rằng mình may mắn khi vẫn còn có được việc làm. Chính vì vậy, bạn phải xác định rằng, trong những ngày này, việc tăng lương hay những cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp của bạn càng thấp hơn.
Thậm chí, trong điều kiện đầy thách thức như hiện nay, nhiều người chấp nhận "dẫm chân tại chỗ" ở vị trí công việc hiện tại và quên đi việc mở rộng, phát triển những cơ hội mới trong chính công ty của mình. Nhưng đó không phải là cách hành xử khôn ngoan. Bạn nên biết rằng, dù ở thời kỳ nào, nếu bạn có đủ những công cụ cần thiết, từ năng lực, thể lực và tinh thần cầu tiến, bạn vẫn có cơ hội tiến lên, nắm bắt được nhiều cơ hội mới trong nghề nghiệp. Một số gợi ý sau sẽ cho bạn biết rằng, bạn cần làm gì để tìm cơ hội thăng tiến cho bản thân:
- Có kế hoạch từ trước: Về vấn đề này, tác giả của cuốn sách bàn về vấn đề xây dựng thương hiệu cá nhân" Frame 01 - Jay Jessup cho rằng, những người có được công việc tốt nhất, phù hợp nhất đều là người có chiến lược riêng cho bản thân họ trong một hoặc nhiều năm. Ông lấy Oprah Winfrey - MC truyền hình nổi tiếng của Mỹ như một dẫn chứng hoàn hảo nhất. "Trên mỗi bước đường, cô ấy thường có kế hoạch , dự định cụ thể cho những thành công sắp tới của mình và cô ta luôn nghĩ suy nghĩ trước mọi vấn đề khoảng 5 năm".
Vì thế, một khi bạn muốn thành công, muốn có sự thăng tiến trong nghề nghiệp, bạn phải lên kế hoạch cho bản thân. Từ việc cần chuẩn bị những gì, phải làm theo các bước như thế nào... bạn đều phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng và lường trước mọi tình huống. Một kế hoạch chặt chẽ bao giờ cũng hứa hẹn thành công như mong đợi.
- Nói rõ yêu cầu của bạn: Nếu bạn muốn được thăng chức, hãy trình bày rõ ràng nguyện vọng đó với sếp. Đừng bao giờ ngại ngần về vấn đề này bởi nếu bạn không nói ra, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ có được cơ hội để phát triển ở vị trí cao hơn. Bởi đơn giản rằng, chẳng ai tự nhiên thăng chức, tăng lương cho bạn nếu ngay cả bản thân bạn không thấy điều đó là cần thiết.
Cầu cân điện tử 100
tấn |Cầu cân điện tử 120
tấn | Cầu
cân điện tử 150 tấn
- Phát triển bản thân trong vai trò mới: Trước khi bạn yêu cầu đựoc thăng tiến, hãy dành một thời gian dài để chuẩn bị chu đáo mọi việc. Tốt nhất là bạn nên quan sát xem loại công việc nào phù hợp mà bạn đang muốn làm, những chiến lược cần thiết để công việc đó đạt hiệu quả cao và hãy làm việc theo hướng đó. Khi cảm thấy mọi thứ đã phù hợp, đâu vào đấy, bạn hãy tiến hành những nhiệm vụ cụ thể cho công việc bạn đang theo đuổi. Nhưng dù sao cũng nên cẩn thận, đừng vì thế mà gat bỏ mọi lời khuyên hữu ích của những người có kinh nghiệm đi trước.
Cầu cân điện tử 40 tấn | Cầu cân điện tử 60 tấn | Cầu cân điện tử 80 tấn
- Thể hiện năng lực tiềm tàng trong bạn: Nếu bạn muốn một vị trí mới, cao hơn thì đây là lúc bạn nên phát huy những khả năng tiềm ẩn của mình. Đó là lời khuyên của Dan Bowling - cựu phó giám đốc nhân sự của tập đoàn Coca-Cola. Không một vị sếp nào muốn có những nhân viên chỉ biết lo sợ, hoài nghi. Ngược lại, họ luôn cần những người tự tin, năng đông, sẵn sàng đối mặt giải quyết mọi vẫn đề bằng cái nhìn lạc quan, tích cực, bởi đó là những người đi đầu và xứng đáng với vị trí tiên phong.
-Hết mình vì công việc: Trong bất kỳ cơ quan, tổ chức nào, những người làm ra tiền luôn là những người được giữ lại làm việc, gắn bó lâu dài. Bạn luôn nỗ lực để đạt được mục tiêu và hãy chắc chắn sếp cũng nhận ra sự cố gắng đó.
- Làm việc "face-to-face": Dù đang sống trong thời đại công nghệ cao nhưng làm việc từ xa thông qua chat, email... không phải là một ý tưởng hay nhất là khi bạn đang muốn được thăng chức. Tốt nhất là nên đối diện, đối thoại trực tiếp với mọi người để có thể tìm hướng đi tốt nhất cho công việc một cách nhanh chóng.
- Thay đổi bản thân: Có những vị trí công việc mà sếp luôn cảm thấy bạn không thể nào thay thế được, và đó là rào cản trên con đường thăng tiến của bạn. Vì thế, hãy thay đổi bản thân, rèn cho mình khả năng thích nghi cao với công việc, có thể giải quyết tốt mọi việc, chịu được áp lực cao. Có như thế, một lúc nào đó, sếp sẽ không nhận thấy đó là vị trí mà bạn "không thể thay thế" nữa mà là coi bạn như một ứng viên tiềm năng.
- Chú ý trang phục: Khi đã có ý định muốn được thăng chức, bạn nên ăn mặc phù hợp với vị trí công việc mà bạn muốn, chứ không phải ăn mặc theo những gì bạn đang có. Nên nhớ, gam màu tối luôn làm nổi bật lên vẻ sang trọng và thể hiện tính quyền lực.
Vì thế, hãy cố gắng tìm hiểu một chút để có được sự sâu sắc trong cách chọn trang phục.
- Gây ấn tượng tốt với sếp: Tìm hiểu xem sếp đang muốn gì và liệu bạn có thể giúp được gì không. Nếu bạn thực sự quan tâm đến mong muốn của sếp, nghĩa là bạn đang gây được ấn tượng tốt trong lòng sếp và cơ hội nghề nghiệp chắc chắn sẽ đến với bạn.
Có thể, những gợi ý trên đây chẳng còn xa lạ gì với bạn nhưng hãy nghĩ xem, bạn đã bao giờ nghiêm túc suy nghĩ về hiệu quả của chúng hay chưa. Tất nhiên, để có thể thăng tiến trong công việc, yêu cầu về năng lực luôn đặt lên hàng đầu, nhưng bên cạnh đó, bạn cũng đừng quá coi như những vấn đề tưởng như nhỏ nhặt xung quanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét