Bi kịch của những phụ nữ tự chủ tài chính
Xã hội hiện đại, phụ nữ ngày càng có nhiều cơ hội phấn đấu, học tập và thăng tiến trong công việc. Điều này đồng nghĩa với thu nhập của phụ nữ tăng lên và do vậy nhiều phụ nữ đã độc lập, tự chủ trong vấn đề tài chính.
Thực tế, nhiều người ca ngợi hay thán phục đối với những người phụ nữ sống độc lập, tự chủ về mọi mặt. Nhưng đằng sau vẻ chủ động ấy là những nỗi khổ của họ. Họ đang phải đối đầu với nhiều áp lực trong cuộc sống mà do họ đã tạo nên.
Từ những lo toan…
Cuộc sống hiện đại, hầu hết phụ nữ đều muốn có cuộc sống tự chủ ngay cả khi đã lấy chồng. Họ luôn muốn chứng tỏ rằng, mình có thể độc lập mọi thứ nhất là vấn đề kinh tế. Họ thường muốn mình sẽ kiếm tiền, chi tiêu mọi thứ mà không bị phụ thuộc vào chồng hay bất cứ người nào khác. Điều này khiến cho không ít chị em phụ nữ bị chịu áp lực lớn để cân bằng cuộc sống và công việc.
Mai là kế toán của một công ty liên doanh nên thu nhập khá ổn định. Lấy chồng được hơn một năm nhưng từ ngày cưới Mai tự mình lo hết mọi việc trong gia đình, lo đối nội đối ngoại …kể cả về kinh tế.
Hàng tháng, chồng Mai có đưa tiền lương thì Mai cầm hoặc bảo chồng cất vào tủ để dành và một điều đáng nói là không bao giờ Mai hỏi han lương lậu của chồng. Mai nghĩ, bây giờ mình lo được, mọi thứ sẽ do mình chi tiêu, sau này khó khăn hoặc phát sinh thì dùng tiền của chồng cũng được. Với suy nghĩ đơn giản vậy nhưng Mai đâu có biết rằng, đó là mặt trái của vấn đề và là nguyên nhân ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Tất cả mọi việc trong gia đình đều do một mình Mai đảm nhiệm, và vô hình chung Mai biến chồng thành người thừa và không phải lo cho gia đình bất cứ điều gì…Nếu chỉ nhìn bên ngoài thì có thể nói, Mai đang rất hạnh phúc nhưng đằng sau sự tự chủ đó là một áp lực vô hình đối với cô, nhưng cũng không ít người thấy Mai vậy lại chép miệng cho rằng, cô tự làm khổ mình, có chồng mà phải chịu đựng một mình…
Trường hợp của vợ chồng Lan và Hải lại khác, hai vợ chồng đều có công việc ổn định, khi cưới nhau bố mẹ đã cho họ sẵn một ngôi nhà. Cuộc sống hai vợ chồng khá thuận lợi. Lan là một người sống độc lập từ nhỏ nên sau khi cưới, hàng tháng cô không yêu cầu chồng nộp tiền. Nếu chồng có đưa thì Lan cũng đề nghị anh giữ lại để chi tiêu cho bản thân. Nhiều lần ảnh Hải đưa tiền lương nhưng Lan từ chối khiến anh cảm giác như người thừa, không có nghĩa vụ gì với gia đình.
Hải đem tâm sự của mình chia sẻ với bạn bè nhưng họ cũng không hiểu nỗi lòng của anh và cho rằng: “Sướng không biết đường sướng, mọi thứ đã có vợ lo hết thế là hạnh phúc nhất”.
Hải là người ít nói và ngại tâm sự với vợ nhất là vấn đề tiền bạc, điều này khiến cho vợ chồng cứ dần xa và không hiểu ý nhau. Trong khi đó, Lan vẫn nghĩ mình là người vợ tốt, cố gắng lo toan mọi thứ cho gia đình, cho chồng cho con mà không nghĩ đến việc quá tự chủ của mình...
Phụ nữ chịu nhiều áp lực khi phải tự chủ về kinh tế
…đến bi kịch
Không thể phủ nhận rằng, trong tư tưởng người Việt Nam, đàn ông là trụ cột gia đình và có nhiệm vụ kiếm tiền để trang trải cuộc sống của cả gia đình. Chính vì thế, khi người vợ có thu nhập cao hơn thì tiền là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến các cuộc hôn nhân đổ vỡ.
Đối với những người phụ nữ có cá tính, luôn muốn tự chủ thì sẽ tự tạo cho mình một áp lực rất lớn. Thường họ phải gồng mình với hàng trăm, hàng ngàn lo toan trong cuộc sống từ ăn uống, sinh hoạt, điện nước, tiền học hành,…đến các việc lớn trong gia đình trong khi đó các ông chồng dưng dưng chẳng phải lo gì cả mà chỉ lo hưởng thụ. Nguyên nhân cũng chỉ do chị em muốn tự chủ, ngay từ đầu đã không tâm sự, chia sẻ gánh nặng gia đình cho cả hai vợ chồng.
Cuộc sống ngày càng mất thăng bằng, hàng ngày trong khi Linh miệt mài làm thêm giờ tại cơ quan phần vì kiểm tiến, phần vì giận chồng suốt ngày chỉ thích ăn chơi, nhậu nhẹt cùng bạn bè. Bao nhiêu khoản chi tiêu trong gia đình Linh phải gánh hết, nhiều lúc muốn bảo để chồng đóng góp nhưng lại xấu hổ không muốn. Đền khi chi phí quá lớn, một mình không thể gánh nổi, Linh đề nghị chồng đóng góp thì anh thản nhiên nói rằng: “Em bảo tự lo được, anh chỉ cần lo cho bản thân anh thôi mà”. Đến lúc này, Linh vừa bực vừa phải cắn răng chịu đựng mà không biết tâm sự cùng ai. Đã thế, thỉnh thoảng chồng Linhlại “mượn” tiền vợ để tiêu khiến Linh thêm bực.
Rơi vào hoàn cảnh của Linh mới hiểu được tâm sự của cô, nhưng đây cũng là bài học cho những người phụ nữ hiện đại, khi muốn tự chủ và không biết quản lý ngân sách của gia đình, của chồng.
Căng thẳng về tài chính có thể gây ra nhiều xung đột trong một mối quan hệ yêu thương. Sự mất cân đối trong ngân khoản của hai vợ chồng mà cụ thể là khi một trong hai người có thu nhập nhiều hơn và cực kỳ tệ hại nếu người kiếm được nhiều tiền hơn lại là phụ nữ. Họ đột nhiên trở thành trụ cột chính trong gia đình. Lúc này, sự tự ái và giận dữ bùng phát ở đa số đàn ông, nó chính là nhân tố góp phần cho việc đặt bút ký vào đơn ly hôn một cách nhanh chóng.
Theo các chuyên gia tâm lý, chị em nên gạt bỏ mặc ảm, trực tiếp nói chuyện với chồng về vấn đề tài chính. Chị em phụ nữ nên dùng lời lẽ mềm mỏng, khéo léo và thuyết phục để kéo chồng quay lại với vị trí trụ cột trong gia đình. Hãy để đàn ông thấy mình là bờ vai vững chắc cho phụ nữ nương tựa, đừng đẩy đàn ông ra xa chỉ vì vấn đề ai độc lập hơn ai. Tuyệt đối đừng bao giờ đề “hầu bao” của chồng tự do, không theo nguyên tắc, khuôn khổ.
Trang
- Trang chủ
- Trạm cân ôtô ZEMIC
- Tram can oto ZEMIC
- Trạm cân điện tử ZEMIC
- Cân ôtô ZEMIC
- Can oto ZEMIC
- Cân điện tử ZEMIC
- Can dien tu ZEMIC
- Cầu cân điện tử ZEMIC
- Cau can dien tu ZEMIC
- Cau can oto ZEMIC
- Cầu cân ôtô ZEMIC
- Bàn cân điện tử ZEMIC
- Ban can dien tu ZEMIC
- Bàn cân ôtô ZEMIC
- Ban can oto ZEMIC
- Bán cân điện tử ZEMIC
- Bán cân ôtô ZEMIC
- Bán cân ôtô kỹ thuật số ZEMIC
- Sửa cân điện tử
- Sửa chữa cân điện tử
- Nhận sửa cân điện tử
- Nhận sửa chữa cân điện tử
- Chuyên sửa cân điện tử
- Chuyên sửa chữa cân điện tử
- Dịch vụ sửa cân điện tử
- Dịch vụ sửa chữa cân điện tử
- Chuyên sửa chữa cân ô tô
- Dịch vụ sửa chữa cân ôtô điện tử
- Chuyên sửa chữa cân ôtô điện tử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét