Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

CÔNG VĂN HỒI ĐÁP CỦA CHỒNG!

Và công văn hồi đáp của chồng

Về việc được chuyển sang bộ phận khác của chị, sau khi thảo luận xem xét dựa trên quyền lợi của lãnh đạo, tôi quyết nghị đưa ra các giải pháp trình sau cho chị rõ:

Khi phỏng vấn tuyển dụng trước đây, chị đã nộp đơn xin vào ban Vợ, ngay từ ban đầu, tính chất công việc và cơ chế đãi ngộ đã khác hẳn với ban Người Tình!

Tuy trong thời gian thử việc, chị làm việc rất tệ, mấy lần suýt bị sa thải, nhưng thấy chị khổ sở vật nài, thấy chị quyết tâm cải tiến trình độ, mới nhận chị vào làm Vợ! Việc của vợ, và việc của người tình không giống nhau! Tất nhiên trách nhiệm và công việc được giao của chị nhiều hơn, nhưng đảm bảo là đãi ngộ, lương và phúc lợi đều hơn người tình!


Vợ có thêm mát-xa, hôn, ôm, ngủ, được đi cùng tham gia các hoạt động tập thể của gia đình, có con đường hoạn lộ thênh thang! Chị có thể thăng chức thành mẹ ba con, thành bà nạ dòng, thành mẹ chồng, mẹ vợ, thành bà nội, bà ngoại, thành cụ nội, cụ ngoại, thành bà cố tổ v.v…
Đó là những chức vụ mà nhân sự bên ban Người Tình không bao giờ có được! Cuối cùng, vì hiện tại nhận sự bên Người Tình của tôi khá nhiều, mà Vợ lại là một chức vụ cực kỳ quan trọng, cho nên…

Quyết định, cho tới trước khi tôi kiếm được người mới nhận chức vụ Vợ, chưa làm xong việc giao ban, thì chuyển chị sang bộ phận dự bị, chị có thể thỉnh thoảng về nhà ngoại ở (hoặc ở lâu lâu cũng được) để tôi tiết kiệm thêm được chi phí ăn uống và điện nước. Bao giờ có người thay thế chức vụ của chị, thì tôi sẽ cho chị sang bộ phận Người Tình vãn lai, để phòng hờ sau nay khi thích thì tới ngủ thăm một đêm!

Tất nhiên, bộ phận Người Tình vãng lai của tôi luôn thiếu người, chưa kể, nếu có tiến bộ, biết đâu có ngày tôi sẽ nâng cấp cho chị lên thành cán bộ ban Người tình!

Nếu chị không đồng ý, coi như tự động bỏ việc, chị không có quyền lợi hay lương hưu gì!
Xin trân trọng cảm ơn bảy năm cố gắng của chị!

Ký tên: Chồng

ĐƠN XIN TỪ CHỨC VỢ!

Em xin tạ từ, và em quyết với lòng mình gửi anh lá đơn xin từ chức VỢ!

Dear chồng! Em thấy anh thường cười nói với nhân viên của một ban, có tình có nghĩa với họ, thường mời họ đi ăn đi uống, yêu đương, lãng mạn, em thấy thèm muốn được sang ban đấy làm việc! Sau bao nhiêu bận và chín khúc chau đôi mày, vào lúc đêm khuya thanh vắng, lệ đẫm bờ vai này, em xin tạ từ! Em quyết với lòng mình gửi anh lá đơn xin từ chức VỢ!


Từ ngày nhận chức thấm thoắt đã bảy năm, em luôn phấn đấu làm tròn thiên chức vai trò của một người vợ ba tháo vát, bốn sẵn sàng, lặn lội thân cò nếm đủ mùi cực khổ, chăm sóc anh không quản ngày đêm, nâng giấc anh, lo từng bữa ăn giấc ngủ, đón ý đoán trước những điều anh muốn, sẵn sàng thoả mãn mọi nhu cầu của anh… Trên lĩnh vực tình cảm, em mang cho anh sự vỗ về chở che. Trong lĩnh vực chăn gối, em tặng anh niềm hoan lạc, cảm giác được yêu và được chiều chuộng. Thậm chí có lúc em còn như mẹ, cho anh mượn ngực để vùi đầu vào khóc! 

Em không được giám sát những việc anh làm, em chỉ được quyền ở nhà khổ sở chờ đợi, được đưa đón con, được chơi với con, được nấu cơm cho anh, giặt đồ, nằm sẵn cho chăn ấm lên, đó là những nghiệp vụ cơ bản của em… Tiền tới tay em chỉ đủ đi chợ, nhưng phải lo mọi chi tiêu trong nhà! Một người vợ đúng nghĩa phải ân cần dịu dàng, còn phải bao dung thứ tha, phải sẵn sàng đợi hiệu lệnh của chồng để tắm rồi lên giường! Không được ghen khi nghe anh nhắc đến người con gái khác với vẻ thèm muốn ngưỡng mộ! Khi em mới nhận chức vợ, em không biết phải ứng xử thế nào, nên đã mấy lần phạm lỗi nghiệp vụ, đã dám ghen với anh mấy lần, cãi vã đòi treo cổ tự tử! Nên đã mấy lần em suýt bị anh sa thải, sau này khi em đã đảm bảo em không mắc sai lầm nữa, anh mới miễn cưỡng cho phép em tiếp tục tại vị, gọi là tạm tuyển dụng!

Nhưng… những ngày gần đây…Em cứ băn khoăn trăn trở, cảm ơn anh đã cho em nhiều cơ hội, nhưng em không thích hợp với vị trí công tác này nữa. Vì thế em đề đạt nguyện vọng, xin anh cho em chuyển sang bộ phận nhân sự NGƯỜI TÌNH.

Giờ giấc làm việc của họ rất linh hoạt, không phải đảm nhận các công việc như: giặt quần áo, trải nệm ga giường, lúc nào họ cũng được đi lại quyến rũ, được anh đưa rước, họ còn được anh trang bị cho nhẫn kim cương, không cần phải nuôi con, không phải gặp mặt anh những lúc anh cáu kỉnh bận bịu, không phải nhận nhiệm vụ vào những lúc anh say rượu dùng bạo lực để lên giường. Em từ rất lâu đã không còn nhìn thấy anh cười rạng rỡ với em, không nghe thấy những lời tình tứ êm ái của anh nữa! Dù em được mang chức vụ là Vợ, nhưng em chỉ có những trách nhiệm nặng nề, chứ chẳng được nhận đãi ngộ và thưởng gì tử tế cả, ngay cả một chiếc áo ngực gợi cảm cũng không có… (hu hu).Vì thế, em quyết định từ chức Vợ! Còn việc có điều động em sang bộ phận Người Tình hay không, là do anh xem xét!

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Chuyện hoàn lương của một nữ mại dâm: Sống lại từ câu nói 'làm vợ anh nhé'!

Trong một lần đi trao quà từ thiện cho các bé bị bỏ rơi ở chùa Phổ Linh (Tây Hồ, Hà Nội), tôi tình cờ gặp M - người cũng tham gia từ thiện trong ngày hôm đó. M từng làm gái mại dâm nay đã hoàn lương, có chồng và một con trai 3 tuổi. Sau một hồi tâm sự, M đã kể cho tôi nghe về hành trình của cô từ khi mới bước chân vào nghề đến lúc hoàn lương.

Dòng đời nghiệt ngã

Năm 16 tuổi M quyết tâm lên thành phố với hi vọng đổi đời. Nhưng dòng đời nghiệt ngã lại đưa cô vào con đường mại dâm từ lúc nào không biết. M chỉ nhớ là được mấy chị cùng xóm trọ rủ rê, bảo rằng làm nghề này không cần vốn, thu nhập cao, lại được ăn ngon mặc đẹp. Cô được giới thiệu đến với một ông chủ tên H, chuyên làm nghề bảo kê và môi giới gái mại dâm. Lúc đầu, M cũng thấy sợ, nhưng sau một vài lần đi khách thành quen. Ngoài phần trăm cắt lại cho chủ, tiền kiếm được bao nhiêu, cô gửi về quê hết cho mẹ, chỉ giữ lại một phần nhỏ.
M kể: Đa số gái bán dâm đều rất thiếu thốn tình cảm nên thường hay cặp kè, yêu đương nhanh chóng mà không biết người đàn ông kia có thật lòng với mình hay không. Thường thì trong mỗi cuộc tình, họ bị lợi dụng cả về tiền bạc và thể xác, sau không còn giá trị lợi dụng nữa thì bị bỏ rơi một cách phũ phàng. Vì chuyện tình cảm bị lừa gạt nên có nhiều người đâm ra chán nản lao đầu vào chơi bời, nghiện ngập. M cũng nằm trong số đó, nhưng cô may mắn hơn là chưa nghiện, chưa bị nhiễm HIV.
Trong một lần bán dâm, M bị công an bắt, cho đi phục hồi nhân phẩm. Hết thời hạn giáo dục, M được trao trả về địa phương để tái hòa nhập cộng đồng. Nhưng khi về quê thì ánh mắt mọi người nhìn vào cô hầu hết là không thiện cảm. M kể: “Khi tôi đi chợ, người ta chào đón đon đả, nhiệt tình, nhưng sau khi đi rồi, họ nói “là cave, là phò mà còn bày đặt”. Có những người không thèm nhìn thẳng vào mặt tôi khi nói chuyện, khi tôi chào hỏi họ”. Sự kì thị của xã hội lại khiến M quay lại con đường cũ.
Bước ngoặt lớn nhất, có lẽ cũng là điều quyết định cuộc sống của M bây giờ là khi cô nghe tin mẹ đang ốm nặng, chỉ còn sống được vài ngày nữa. Cô vội vã bắt xe về quê để gặp mẹ lần cuối cùng. Trước khi nhắm mắt, mẹ mong cô hãy hoàn lương. M đã hứa với mẹ và tự hứa với lòng mình rằng nhất định cô sẽ làm được điều đó.
chuyen-hoan-luong-cua-mot-nu-mai-dam-song-lai-tu-cau-noi-lam-vo-anh-nhe

Quyết tâm hoàn lương

Đang từ cuộc sống có tiền, ăn ngon mặc đẹp, giờ cô lại vất vả với việc đồng áng. Nhưng họ hàng, thậm chí anh em ruột vẫn không chấp nhận M. Họ bảo cô làm xấu mặt họ. Ngay cả khi chị dâu mới sinh, cô muốn vào thăm cháu mà cũng không ai cho phép, họ sợ cô sẽ mang lại điềm gở cho cháu bé. Tủi nhục, nhiều lần M đã nghĩ đến cái chết, nhưng rồi cô lại nhớ lại lời mẹ, nhớ ánh mắt của mẹ trước khi lâm chung, nhớ những lời khuyên răn, dạy bảo của cán bộ ở trại cải tạo. Tất cả những điều đó làm ý chí muốn được sống, khát khao được vươn lên của M mãnh liệt hơn bao giờ hết, cô càng quyết tâm hoàn lương.
M quyết định rời bỏ làng, đi đến một nơi rất xa. Cô thay tên đổi họ, tìm một công việc rửa bát thuê. Ban ngày làm việc vất vả thì cô quên đi mọi việc, nhưng mỗi khi đêm về, cô lại đau đớn nhớ lại cái cảm giác bị khinh rẻ. M không nhớ là mình đã khóc bao nhiêu đêm rồi. Cái sợ lớn nhất của cô không phải là khó khăn, mà là lúc chẳng may gặp phải người làng, người quen, thậm chí khách làng chơi cũ. Cô sợ họ nhận ra mình thì cuộc sống vừa mới tạo dựng ra sẽ tay trắng.
Nhờ đức tính chịu thương, chịu khó mà M được chủ quán và những người xung quanh rất quý. Có một chàng trai làm thợ sửa cơ khí bên cạnh qua nhiều lần tiếp xúc đã thầm thương trộm nhớ cô, nhiều lần muốn ngỏ lời tiến xa nhưng cô ngại, không dám bước tiếp. Nhưng có lẽ do tấm lòng chân thành, cộng với sự nhiệt tình và kiên trì từng ngày của anh đã khiến M cảm động. Cô nhận lời yêu anh, nhưng trong lòng thì hết sức lo lắng, giằng xé. Cô lo sợ khi mà anh biết về cuộc sống trước đây của mình. Một ngày đẹp trời, anh cầu hôn cô, M lại càng lo sợ hơn, khi không biết phải làm sao đối mặt với gia đình nhà trai, họ sẽ nói mình là người như thế nào, quá khứ ra sao, liệu ai có thể cảm thông?
Cuối cùng, M quyết định đánh một canh bạc của cuộc đời, cô hẹn anh đi uống nước, kể tất cả cho anh về cuộc đời của mình. Nghe hết câu chuyện, anh im lặng, không nói lời nào, không khí vô cùng ngột ngạt. Rồi cô và anh mỗi người đi về một hướng khác nhau. Hơn một tuần, không thấy anh đi làm, còn cô cũng thất thần như người mất hồn vậy, buồn bã, tủi nhục đan xen, M cảm thấy không còn muốn gì nữa, thậm chí ý nghĩ tự tử lại quay về quanh quẩn bên đầu óc cô.
Nhưng chính vào cái lúc mà M tưởng chừng như tuyệt vọng nhất đó thì anh bỗng xuất hiện. Anh nói một câu mà cả đời cô chẳng bao giờ quên được: “Làm vợ anh nhé”. Hạnh phúc khiến tim cô tưởng chừng như vỡ òa. Anh nói với M rằng, anh cần thời gian suy nghĩ và thuyết phục bố mẹ đồng ý cho cưới cô. Anh bàn với cô hai người đi vào miền trong sinh sống, khi nào ổn định mới trở lại quê hương.

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Sai lầm khởi nghiệp của một trưởng phòng marketing!

Sai lầm khởi nghiệp của một trưởng phòng marketing

Dám từ bỏ mức thu nhập cao ở vị trí tưởng phòng marketing của một tập đoàn lớn, anh Lộc đã bắt tay vào lập công ty riêng. Tuy nhiên, do chưa chuẩn bị tốt các yếu tố nền tảng, anh đã thất bại trong lần đầu khởi nghiệp.
Dưới đây là bài viết chia sẻ kinh nghiệm về khởi nghiệp do anh Trần Lộc gửi về VnExpress.
Tôi năm nay 33 tuổi. Trước đây, khi chưa đầy 30 tuổi, tôi đã từng đảm nhiệm vị trí trưởng phòng marketing của một tập đoàn nước ngoài với mức lương cơ bản 18 triệu đồng (chưa kể các khoản khác như thưởng, phụ cấp...) nên thu nhập khá ổn định. Có thể nói, lúc bấy giờ tôi là một trong những người có thu nhập cao so với bạn bè cùng lứa.
Tuy nhiên, khi đó ý định khởi nghiệp lại cháy bỏng trong tôi. Thế là tôi quyết định nghỉ làm và ra ngoài mở một công ty làm dịch vụ in ấn quảng cáo. Do đã từng làm việc trong môi trường lớn,  lại ở vị trí quản lý nên khi khởi nghiệp tôi cũng muốn khởi đầu với một công ty có nhiều nhân viên cho xứng tầm (lẽ ra mô hình này khi mới lập ra chỉ cần 1-2 nhân viên là đủ).
Tôi đã bỏ ra số vốn gần nửa tỷ đồng và thuê tới 5 nhân viên. Sau hơn 2 năm kinh doanh, một phần do không có kinh nghiệm nên không tìm được các hợp đồng lớn mà chỉ lác đác vài khách vãng lai, nhỏ lẻ (trung bình 10 khách mỗi tháng), trong khi chi phí lại không ngừng tăng lên nên tôi bị thua lỗ liên tục và cạn dần vốn.
khoi-nghiep-nen-thu-bao-nhieu-lan_141872
Muốn khởi nghiệp phải chuẩn bị kỹ các yếu tố cơ bản về tài chính, nghiên cứu thị trường...
Từ đó, tôi quyết định chuyển sang ngành nghề kinh doanh thực phẩm (các thực phẩm khô kèm với khăn lạnh) cung cấp cho kênh horeca - phân khúc thị trường khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, quán cà phê cao cấp học được từ một người quen. Tôi đã dành ra hơn 2 tháng để nghiên cứu thị trường về lĩnh vực này trước khi bắt tay vào làm.
Thế nhưng, thời gian đầu thu nhập cũng chưa được như ý (chỉ tầm trên dưới 10 triệu đồng mỗi tháng). Hơn nữa, tôi đã có gia đình và 2 con học mẫu giáo nên phát sinh rất nhiều chi phí cần trang trải. Nếu chỉ tập trung vào ngành này cùng mức thu nhập khiêm tốn ấy thì cuộc sống sẽ rất khó khăn. Vì vậy, tôi quyết định chuyển công việc chính sang làm bán thời gian, còn trong giờ hành chính tôi đi làm để kiếm thêm tiền trang trải cho cuộc sống và đầu tư cho việc kinh doanh hiện tại.
Hiện giờ, tôi vẫn làm song song cùng lúc hai công việc kể trên và mọi chuyện tương đối suôn sẻ. Tôi luôn nuôi hy vọng một ngày nào đó sẽ đủ nguồn lực để có thể khuếch trương công việc kinh doanh thực phẩm này lên thành mô hình chuyên nghiệp.
Qua câu chuyện khởi nghiệp của cá nhân, điều tôi muốn chia sẻ với các bạn trẻ là các bạn có thể khao khát làm giàu, tuy nhiên phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ mọi thứ về công việc kinh doanh sắp tới trước khi bắt tay vào làm. Chẳng hạn như phải nghiên cứu kỹ các yếu tố cơ bản như mặt bằng, khách hàng, chi phí, nguồn tài chính mình đang có, chiến lược phát triển..., đừng nôn nóng để rồi thất bại như tôi.

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

CÂN ĐIỆN TỬ G7!

CÁI TỘI ' MÓT' LẤY CHỒNG!


Biết trách ai đây, có lẽ người đầu tiên chị cần phải giận chính là bản thân mình. Chung quy cũng vì cái tội “mót” lấy chồng mà thôi!

Khi chị 31 cái xuân xanh, thiên hạ hùa nhau vào bảo chị là gái già, gái ế. Bố mẹ chị ngất lên ngất xuống vì con cái nhà người ta có con ẵm con bồng rồi, còn con gái nhà mình thì vẫn đi về mà chả có chàng nào đưa rước. Nhiều lần ông bà ra tối hậu thư cho chị, không mang được một thằng về giới thiệu thì liệu đường mà xách hành lí ra khỏi nhà, ông bà không có đứa con gái “mặt dầy không chịu lấy chồng” như chị.
Bản thân chị cũng thấy đường tình duyên của mình thật là lận đận lắm thay. Lúc còn là gái trẻ phơi phới chị cũng có vài anh ngấp nghé nhưng lúc đấy chị lại chẳng mặn mà đến chuyện chồng con. Cho đến khi ý thức được rằng mình cũng cần một mái ấm, cần một gia đình với tiếng trẻ thơ thì nhìn lại xung quanh, các đối tượng ngày xưa theo đuổi chị đã lần lượt mời chị đến ăn… đầy tháng con của họ rồi còn đâu! Còn những gã trai độc thân khác lại xăm xắm đi tán gái trẻ chứ gái già như chị, họ đâu muốn hé mắt nhìn tới. Thêm bố mẹ sốt ruột, họ hàng lo lắng, bạn bè quan tâm, chị cũng thấy bấn loạn và sốt sắng muốn nhanh chóng lấy chồng.
Cuối năm 31 tuổi, cuối cùng chị cũng đã lên xe hoa. Bố mẹ chị cười tươi rạng rỡ, chuyện, tống được quả bom sắp nổ trong nhà đi mà. Ai cũng vui với ngày hạnh phúc trăm năm của chị. Riêng chỉ có chị ngoài mặt cố cười mà trong lòng thì lại chán nản, lo lắng vô cùng. Chị lấy chồng chẳng vì gì khác, chỉ vì anh ta cũng có ý muốn lấy chị và vì không thể chịu đựng được bố mẹ lúc nào cũng nước mắt ngắn dài than thở ỉ ôi cũng như những ánh mắt, lời đàm tiếu của thiên hạ về việc một cô gái 31 tuổi mà vẫn còn ở vậy. Thế là chị nhắm mắt lấy đại người đàn ông kém mình 2 tuổi, không công ăn việc làm đó để… chống ế!
Cái tội “mót” lấy chồng
Thêm bố mẹ sốt ruột, họ hàng lo lắng, bạn bè quan tâm, chị cũng thấy bấn loạn và sốt sắng
muốn nhanh chóng lấy chồng (Ảnh minh họa).
Nói thực trong thời gian quen nhau vỏn vẹn 3 tháng, chị đã thấy cả lố những đặc điểm ở đối tượng của mình mà chị khó bề chấp nhận được. Nhưng mỗi lần chị than thở thì bố mẹ chị đều khuyên: “Làm gì có ai hoàn hảo hả con? Nó giờ chưa vợ nên thế, nhưng khi có gia đình vào thì sẽ khác thôi. Đàn bà cũng nên nhịn đi một tí, đừng có hơi tí là nhảy cồ cồ lên đòi ăn thua với chồng, cãi tay đôi với chồng. Giờ chưa thích thì lấy về sẽ yêu, các cụ ngày xưa nào có được tìm hiểu yêu đương tự do như bây giờ đâu, sao vẫn sống được với nhau cả đời!”. Chị nghe mẹ phân tích cũng thấy có lí, thế là chẳng lăn tăn nữa, mỗi khi không hài lòng về đối tượng thì đều niệm câu thần chú: “Rồi anh ta sẽ thay đổi! Đàn bà là phải nhịn!”, nhất là câu “Mình già rồi!” thường xuyên được chị nghĩ đến trong đầu nhất. Cứ nghĩ đến việc từ chối anh chàng này rồi lại chẳng biết đến bao giờ mới có người tiếp theo ngấp nghé là chị não hết cả lòng, có phải gái 20 đâu mà đòi tha hồ kén chọn với đám “cây si” xếp hàng dài. Thế rồi cuối cùng đám cưới cũng diễn ra, ai cũng vui vẻ ngoại trừ cô dâu – nhân vật chính của buổi lễ.
Chị chính thức là gái đã có chồng như thế đó. Nhưng chỉ vỏn vẹn 3 năm sau, ai gặp lại chị cũng phải phát hoảng mà kêu lên thất thanh: “Sao mày có thể ra nông nỗi này?”. Nhìn chị già đi cả đến chục tuổi, người quắt lại như con mắm khô, tơi tả, xấu xí vô cùng. Trên tay chị bế một đứa bé vài tháng tuổi, theo sau lẽo đẽo là một đứa nữa mới 2 tuổi đầu cũng nhem nhuốc vì nghịch bẩn.
Cái tội “mót” lấy chồng
Không biết bao đêm thao thức chị thầm ước, giá như ngày ấy đừng vội lấy chồng (Ảnh minh họa).
Hỏi ra mới biết, chừng ấy năm hôn nhân, chưa ngày nào là ngày vui với chị. Chồng thất nghiệp, ăn bám đồng lương chẳng lấy gì làm cao của vợ, kinh tế gia đình khó khăn chồng chất. Đứa con gái đầu lòng ra đời chưa được bao lâu, chị lại nhận được lệnh của mẹ chồng: “Nhanh chóng đẻ thêm kiếm thằng cu nối dõi tông đường đi, cô sắp hết tuổi đẻ rồi đấy, ai bảo già rồi mới lấy được chồng!”. Thế là một đứa trẻ nữa lại nối tiếp ra đời ngay sau đó, tiếp tục là một bé gái. Khỏi phải nói bố mẹ chồng chị chán chường và khinh ghét chị thế nào, chồng thì sẵn tính mải chơi, thích ăn lười làm càng được thể lên mặt với chị, bỏ đi tối ngày, về nhà là đòi chị đưa tiền, không được thì mắng chửi, đánh đập chị. Chị muốn li hôn cũng không xong, bởi hễ chị mở miệng đề nghị là chồng chị lại nổi khùng lên: “Cô thử làm xem! Đừng hòng tôi để cô yên! Thằng này mà lại bị con vợ vừa già vừa xấu bỏ à?”.
Một nách 2 con nhỏ, cuộc sống của chị chẳng khác gì địa ngục. Không biết bao đêm thao thức chị thầm ước, giá như ngày ấy đừng vội lấy chồng. Cứ cho là già đi, ế đi thì đã sao? Chị sẽ dành thời gian phấn đấu sự nghiệp, xây dựng một tương lai vững chăc cho bản thân. Rồi biết đâu chị sẽ gặp được người tốt, xứng đáng để chị lấy làm chồng thì sao, cho dù ở cái tuổi 34, 37 đi chăng nữa! Còn hơn là cái kiểu lấy chồng để được tiếng nhưng lại chẳng có miếng nào ra hồn, thậm chí còn khổ gấp trăm lần khi còn độc thân. Nhưng biết trách ai đây, có lẽ người đầu tiên chị cần phải giận chính là bản thân mình. Chung quy cũng vì cái tội “mót” lấy chồng mà thôi!

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

“Đêm cuối” của đời con gái.

Trước khi đi lấy chồng, những cô gái trẻ không khỏi lo lắng khi phải rời xa gia đình để làm dâu nhà người.

Đêm cuối cùng, sau những bận rộn, tất bật chuẩn bị cho ngày cưới, là thời khắc các cô dâu chìm vào suy tư. Có lẽ, phải đến lúc đó, họ mới thực sự nghĩ về chuyện làm vợ, làm dâu, nghĩ về những con người xa lạ sẽ gọi là cha, là mẹ, là anh em, nghĩ về cuộc sống mới với những ràng buộc, lo toan mới… và nỗi xót xa, nhung nhớ khi phải rời tổ ấm đã gắn bó suốt bao năm trời.
Những cảm xúc trong đêm cuối ấy có lẽ họ chẳng bao giờ quên.
“À, thì ra ngày mai mình làm vợ”
Suốt 4 năm học Đại học, Tuyết (22 tuổi, Phú Thọ) đã quen với cuộc sống xa nhà. Đến trước ngày lên xe hoa về nhà chồng, Tuyết cũng nghĩ nó chỉ giống như một lần đi học, hai ba tuần thấy nhớ nhà lại chạy về với mẹ. Cho đến khi đi ngủ để ngày mai mặc áo cô dâu, Tuyết mới giật mình: “À thì ra ngày mai mình làm vợ”.
Ở tuổi 22, cô gái vẫn nghĩ lấy chồng là việc gì đó thật bình thường: “Người ta yêu nhau để làm gì? Cũng chỉ để cưới thôi”. Và Tuyết cũng vậy!
Cô và bạn trai đã kết thúc tình yêu đầu kéo dài 2 năm bằng một đám cưới ngay sau khi lấy được tấm bằng đại học. Là cô gái quê, may mắn lấy chồng thành phố, gia đình có điều kiện, chẳng phải lo lắng chuyện nhà cửa, kinh tế… Tuyết chỉ chú tâm đến việc chụp ảnh cưới sao cho đẹp, chọn váy cô dâu, làm tóc sao cho lộng lấy nhất khi bước lên xe hoa để xứng tầm dâu thành phố.
“Đêm cuối” của đời con gái
Đêm cuôi cùng trước khi làm cô dâu, Tuyết đã thức trắng (Ảnh minh họa)
Sát ngày cưới, Tuyết cũng tất bật với bao công việc, từ dọn dẹp, trang trí nhà cửa đến chuẩn bị đồ dạc cho bản thân. Bởi vậy, mọi cảm xúc của một cô dâu sắp về nhà chồng dường như đổ dồn hết vào đêm cuối này. Tuyết nhớ ra, hình như từ trước đến giờ cô chưa hề nghĩ đến chuyện làm vợ, làm mẹ.
Tuyết tâm sự: “Cảm xúc khó tả đó mình chưa bao giờ có. Trước đây, mình coi chuyện lấy chồng là bình thường, nhưng lúc đó mình lại thấy nó thật hệ trọng. Tự nhiên mình nghĩ về người đàn ông sắp là chồng, nghĩ về những người xa lạ mình sắp gọi là bố mẹ, nghĩ về việc sinh con, việc phải làm chủ cuộc sống… Chưa bao giờ mình cảm thấy sợ hãi như thế”.
Tuyết nhớ lại những cảnh báo của bạn bè trước giờ vẫn phớt lờ: “Hôn nhân là nấm mồ của tình yêu”. Khi yêu thì họ ngọt ngào, nâng niu thế, giờ lấy được rồi biết đâu họ lại xem như mình là “osin cấp cao” trong nhà. Rồi cả chuyện chồng ngoại tình, đâu phải dễ để giữ được trái tim một chàng trai thành phố hào hoa như chồng sắp cưới của cô?
Nhưng điều khiến Tuyết lo lắng nhất là việc làm dâu nhà giàu. Mấy lần vào nhà người yêu chơi, Tuyết nhìn thấy những vật dụng hiện đại mà cô không biết cách sử dụng như thế nào. Tuyết sợ sự quê kệch, lóng ngóng, vụng về của mình sẽ khiến họ đánh giá, coi thường.
Rồi đến chuyện ứng xử với mẹ chồng chị dâu. Tính Tuyết vốn vô tư, ở nhà mẹ nói điều gì trái ý là cãi phăng phăng, giờ mà lỡ miệng cãi mẹ chồng thì to chuyện. Công việc Tuyết cũng chưa có, sẽ ra sao nếu cứ hàng ngày ở nhà cơm nước, giặt giũ, ăn bám nhà chồng?
“Đêm cuối” của đời con gái
​Tuyết giật mình: "À thì ra ngày mai mình làm cô dâu" (Ảnh minh họa)
Đêm cuối trước ngày lên xe hoa Tuyết thức trắng. Chưa bao giờ cô gái 22 tuổi cảm thấy sợ hãi và lo lắng khi nghĩ về chuyện làm vợ, làm dâu.
Thương cha mẹ khi cất bước lấy chồng
Cũng lo lắng, hồi hộp, nhưng cảm xúc choán ngợp tâm thức Thủy (25 tuổi, Vĩnh Phúc) trong đêm cuối trước ngày lên xe hoa là nỗi nhớ thương cha mẹ.
Thủy là chị cả của một gia đình nghèo ở Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Được bố mẹ tần tảo nuôi ăn học, ra trường Thủy xin được chỗ làm ổn định với mức lương khá cao. Cứ mỗi tháng cô dành ra một khoản gửi về giúp bố mẹ nuôi hai em ăn học.
Giờ đi lấy chồng, Thủy lo ai sẽ là người cấp khoản tiền ấy cho em mỗi tháng? Bố mẹ có tần tảo làm lụng quanh năm cũng không thể đủ tiền nuôi cả hai đứa em học đại học.
Lấy chồng rồi cô sẽ phải lo lắng cho gia đình chồng, lo ứng xử sao cho khéo léo rồi bận bịu với các mối quan hệ xã hội, gia đình khác. Chưa kể nhà chồng xa nhà bố mẹ đẻ hàng trăm cây số, biết bao giờ cô mới có dịp về thăm gia đình?
Lấy chồng xa nên ngày cưới, Thủy phải chuẩn bị quần áo đem theo luôn chứ không được về nhà “lại mặt” như những cô dâu khác. Đêm trước đó, Thủy tranh thủ từng phút để gần gũi, trò truyện và tâm sự với gia đình.
“Đêm cuối” của đời con gái
Đêm cuối trước khi lên xe hoa cất bước lấy chồng xa, Thủy thấy
thương cha mẹ vô cùng! (Ảnh minh họa)
Thủy chia sẻ: “Đêm hôm đó, mẹ lần giở túi áo đưa cho mình một cây kim rồi dặn dò chuyện phòng the. Mình xúc động đến bật khóc vì dù bận rộn chuẩn bị đám cưới cả ngày nhưng mẹ vẫn nhớ đến những điều nhỏ như vậy"
Mẹ Thủy còn căn dặn: " Dù vợ chồng có cãi nhau, con có bực thế nào thì cũng hãy chia sẻ với bố mẹ một cách nhẹ nhàng chứ đừng gay gắt. Vì con có thể tha thứ cho chồng con chứ bố mẹ thì không thể tha thứ cho người làm khổ con gái mình. Rồi mối quan hệ giữa nhà ta với chàng rể lại sứt mẻ đi ít nhiều”.
Thủy vẫn nhớ, lúc nửa đêm tỉnh giấc, cô nghẹn lòng thấy mẹ ở trong buồng thút thít, bố ngồi trên bậc thềm thở dài, còn hai đứa em thì chăm chú tết hoa cưới cho chị. Nước mắt chực trào nhưng Thủy vẫn cố tỏ ra vui vẻ:“Con đi lấy chồng rồi lại về chứ có đi mất luôn đâu mà cả nhà khóc”.
Hơn lúc nào hết, cô thấu hiểu nỗi lòng cha mẹ khi có con gái sắp lấy chồng xa. Ngay mai Thủy lên xe hoa, đứa con dứt ruột nuôi nấng bao năm trời của họ trở thành dâu con nhà khác, bậc làm cha mẹ sao khỏi thấy hụt hẫng, xót lòng?
Đêm cuối cùng của “đời con gái” là những bộn bề suy nghĩ, bộn bề cảm xúc. Mấy ai ngon giấc trong những thời khắc trọng đại ấy?
Nhưng ngày mai, khi mặc áo cô dâu rạng rỡ bên chồng, họ lại quên hết mọi lo toan và trọn vẹn với niềm hạnh phúc mới. Chỉ có bậc làm cha mẹ dõi theo phía sau đang nén gạt đi giọt nước mắt vừa vui vừa hụt hẫng khi đứa con gái bên họ bao nhiêu năm nay về làm dâu nhà người.

Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

CHÚC CẢ NHÀ CÓ NHỮNG NGÀY NGHỈ CUỐI TUẦN VUI VẺ VÀ HẠNH PHÚC BÊN NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU!


Công ty TNHH thiết bị đo lường G7 được hình thành và phát triển từ một đơn vị chuyên ngành cân điện tử, với đội ngũ chuyên viên kỹ thuật  được đào tạo từ  hãng của “ZEMIC tại Guangzhou Electrical – Trung Quốc từ năm 2003” đã có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cân điện tử. Công ty cân điện tử G7 sẽ phục vụ quý khách hàng với dịch vụ hậu mãi hoàn hảo nhất
-Công ty cân điện tử G7 hiện là đại lý phân phối  sản phẩm của hãng: ZEMIC-USA,  METTLER-TOLEDO-Mỹ, HBM- Đức, KELI-USA, Rinstrum-ÚC. Tại miền Bắc Việt Nam, Công ty đồng thời là đại lý của hãng cân OHAUS (Mỹ) Cân điện tử G7 sẽ giúp quý khách hàng an tâm về chất lượng sản phẩm và tính minh bạch của nguồn gốc sản phẩm. Với đội ngũ chuyên viên kỹ thuật và kinh doanh được đào tạo từ chính hãng, Công ty Cân điện tử G7 sẽ đưa đến những dịch vụ tốt nhất, hoàn hảo nhất cho khách hàng.
- Công ty Cân điện tử G7 chuyên cung cấp các dịch vụ : tư vấn, khảo sát, thiết kế, sản xuất và lắp đặt các loại cân điện tử bao gồm: cân ô tô, cân bàn công nghiệp, cân bàn nhỏ, cân chuyên dùng cho ngành sơn, cân chuyên dùng cho ngành giấy - bao bì, cân chuyên dùng cho ngành thủy, hải sản, cân đóng bao, cân băng tải, cân tầu hoả,Mức cân từ 100g đến 150 tấn. Các sản phẩm trên được sản xuất tại nhà maý của Cty cân điện tử G7 đặt tại Khu công nghiệp Khai Sơn, Thuận Thành, Bắc Ninh  với diện tích 5.000m2  cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km.
- Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng hàng tháng, hàng quý, hàng năm, căn chỉnh lại các vị trí góc của bàn cân nhằm kéo dài tuổi thọ của cân và đảm bảo độ ổn định, độ chính xác của cân cho khách hàng.

- Ngoài ra Công ty có dịch vụ nâng cấp cân ô tô phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Quý khách đến với Công ty Cân điện tử G7 để được sử dụng sản phẩm chính hãng với giá cả cạnh tranh nhất, dịch vụ hậu mãi hoàn hảo nhất.

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Để mẹ dạy con cách yêu một người đàn ông!

Trong mắt nhiều đàn ông, đàn bà gồm hai loại: loại để yêu và loại chỉ… để không. Nếu không được yêu, cũng đừng bao giờ làm người dự trữ. Người cần mình, không thiếu, con yêu!


Con thương mến!

Sẽ có một nửa cuộc đời con chung sống bên người khác chứ không bé bỏng trong vòng tay mẹ chở che. Sẽ có một ngày người con nghĩ đến trước tiên là chàng trai kia chứ không còn là mẹ. Những vui buồn của con sẽ chẳng còn giản đơn khi trái tim đã bắt đầu lệch nhịp. Mẹ hiểu, con yêu!

Mẹ không thể chỉ trỏ buộc con yêu người này hay phải thích người kia, lại càng không thể thay con sống với những buồn vui của người mà con lựa chọn. Mẹ chỉ có thể nói với con những điều nhỏ nhặt, để yêu một người đàn ông, con phải cố gắng nhiều.

Mặc kệ người đời vẫn cứ ví phụ nữ như phở với cơm, con không là cơm, lại càng không phải phở. Sao phải nghĩ mình là đồ ăn để người ta thử? Con là con – một người phụ nữ, vậy thôi.

Trong mắt nhiều đàn ông, đàn bà gồm hai loại: loại để yêu và loại chỉ… để không. Nếu không được yêu, cũng đừng bao giờ làm người dự trữ. Người cần mình, không thiếu, con yêu!


Mẹ không yêu cầu con học rộng tài cao, nhưng mẹ mong con hãy tìm một công việc cho mình để mà cố gắng. Có yêu bao nhiêu cũng nhất quyết không được dựa dẫm. Độc lập tài chính mới có thể độc lập tinh thần. Cho dù giỏi hơn người đó – cũng đừng để anh ấy cảm thấy tủi thân. Đừng ngạo mạn với số tiền mình kiếm được ra, chúng sẽ chẳng là gì khi đặt lên bàn cân với mối quan hệ mà con phải gìn giữ. Hãy làm một người phụ nữ, biết trân trọng đối phương.

Đàn ông đôi lúc cũng rất… đáng thương. Chỉ vì họ không biết quá nhiều điều cần hiểu. Giận dỗi ít thôi và nhạy cảm vừa đủ. Đừng cố tỏ ra khó hiểu, họ, không thông minh và kiên nhẫn như con nghĩ đâu! Rất nhiều lúc, họ cũng chỉ như những đứa trẻ lớn xác mà thôi. Chiều chuộng, vỗ về, con cũng cần mềm mỏng. Già néo đứt dây, hai đứa cùng trẻ con thì chuyện sẽ hỏng. Trưởng thành lên, cũng đã đến lúc rồi!

Cái họ cần ở mình là gì con biết không? Là quen nhưng không nhàm, là sẻ chia nhưng không cam chịu, là của riêng mình họ và là chính con. Gắng sức để làm một người phụ nữ vô giá, mẹ nghĩ là không nên. Vì những thứ như thế thường sẽ chỉ nằm trong tủ kính. Làm một người biết mình đứng ở đâu và mình là ai, sẽ tốt hơn tất thảy. Họ yêu con, chứ không yêu những thứ con cố vẽ ra và đeo mặt nạ. Cất chiêu trò đi, con không tính toán mãi được mà!

Đừng tị nạnh chuyện bếp núc, rửa bát, dọn nhà. Con không làm thì chắc chắn anh ta sẽ tìm một người khác! Mẹ biết là bình đẳng rồi, nhưng có những thứ đừng nên quá sòng phẳng. Người thương con, sẽ tự biết đỡ đần. Là phụ nữ, có giữ được cái bếp, mới giữ được người đó ở nhà. Nghe lời mẹ, học nấu nướng nghe con!

Có những ngày sóng gió ập đến con thuyền chung. Và niềm tin, là thứ cuối cùng mẹ muốn dặn. Nếu còn nắm được tay, đừng vội vàng buông bỏ. Vì có những người, sẽ mãi thành nuối tiếc, nếu không còn cạnh nhau...

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

25 tuổi, có lẽ em đã qua cái tuổi yêu đương cuồng vội...

Guu.vn - Với em tình yêu giờ chỉ còn mỗi định nghĩa thấu hiểu- sẽ chia để cùng xây dựng tổ ấm với những đứa con ngoan, vì em đã đau đã nếm và cũng đã hiểu được chẳng có gì mãi mãi với tình yêu, sự lãng mạng-lời hứa trọn đời mãi yêu chỉ có giá trị tại thời điểm nói.

Con người dẫu mạnh mẽ thế nào vẫn cần một nửa sẻ chia.
Em thừa nhận, đã nhiều lúc em yếu lòng, nhiều lúc em muốn gật đầu nắm đại một bàn tay cho nguôi ngoai nỗi cô đơn giữa bộn bề cuộc sống, em thừa nhận đôi lúc em cũng muốn như chúng bạn hẹn hò mỗi cuối tuần, khi lại coffee lúc rảnh rỗi, em vẫn muốn được ai đó nắm tay đi giữa dòng người xuôi ngược hay được ôm thật chặt mà nói rằng" đừng khóc có anh đây", em cũng muốn có ai đó để em huyên thuyên khoe mẻ thành tích trong công việc và thỉnh thoảng có người nghe em lầm bầm khi em bực bội
Cớ chi em phải vội vàng yêu!
Em vẫn còn sợ lắm cái cảm giác mệt mỏi sau những lần cãi vã yêu đương, sự ghen tuông vô cớ, quyền tự do hiện hữu trước đây bị tước đoạt một cách ích kỷ, em sợ phải trao quá nhiều tin yêu rồi nhận lại toàn dối trá khi những hào nhoáng xung quanh cuốn người đi mất, em sợ niềm tin còn sót lại chút ít về đàn ông mà em vẫn cố giữ sẽ bị ai đó làm tan chảy khiến tim em mất hết cảm xúc yêu đương, em đã cố mạnh mẽ lạnh lùng phớt lờ những cảm dỗ " ngọt ngào" từ những anh chàng" vệ tinh" em dần quên cách nũng nịu, nhõng nhẻo cùng ai, khi vui cũng như khi buồn em vẫn cứ phải giữ lại cho riêng em rồi lặng lẽ đi về sớm tối.
vì với em tình yêu giờ không còn dựa vào cảm xúc nữa mà thay vào là trách nhiệm, tình yêu với em giờ sẽ gắn liền với hôn nhân- quyền hạnh phúc cần có của người phụ nữ, chung quy "phụ nữ hơn nhau CHỈ ở tấm chồng"
Em đẹp, em giỏi em có quyền
Em được sinh ra trong một xã hội văn minh, hưởng một nền giáo dục hiện đại hội nhập với hệ tư tưởng tiến bộ hơn thế hệ mẹ, bà gấp nhiều lần, THẾ KỶ 21 qua rồi cái thời hai mươi tuổi không chồng đã coi là gái ế - gái già, cái thời đã là phụ nữ nhất định phải lấy chồng sinh con cắm mặt lo chuyện bếp núc, lấy chồng được xem như nhiệm vụ bắt buộc của đời người phụ nữ. Thế hệ của bà của mẹ đã đau đã khổ quá nhiều rồi em không thể để đời mình tàn úa như vậy được, mẹ luôn dạy người phụ nữ thông minh là người biết mình là ai? xứng đáng được nhận những điều tốt đẹp gì? Một cô gái trí thưc, xinh đẹp với công việc ổn định độc lập về tài chính, năng động hoạt bác như em không nên dại dột yêu vội cưới nhầm để rồi héo úa một đời con gái khi lên nhầm chuyến đò- chia tay luôn đi kèm nước mắt và tổn thương.
Đàn ông tốt
Đàn ông giàu có, danh vọng- tiền tài, gallant, đẹp trai thì không thiếu nhưng đàn ông tốt chẳng có nhiều, việc ăn cơm với chén đất cùng người đàn ông luôn lo lắng khi nghe vài tiếng ho lúc trở trời của em vẫn hạnh phúc, may mắn hơn cảnh ngồi ăn trong ngôi biệt thự với chén mạ vàng nhưng vắng bóng người đàn ông đã từng đeo nhẫn nắm tay dẫn em về ngôi nhà đó.
Với em người đàn ông tốt là người luôn đặt gia đình lên trên tất cả, tự biết thế nào là" đủ", cái gì là "giá trị thật", cái gì nên nắm giữ cái gì nên" buông ra" và là một người "đàn ông thật sự". Đàn ông tốt là người sẵn sàng bỏ chầu nhậu với bạn bè khi nghe em bảo khó ở trong người, người đàn ông tốt là người sẵn sàng gạt qua tất cả mọi hoài nghị-đàm tiếu bên ngoài mà ôm em nói rằng ‘ anh tin vào tình yêu của đôi ta’ , người đàn ông tốt là người luôn tôn trọng em, tôn trọng gia đình, bạn bè em, tôn trọng quyền tự do vốn có của em, sẵn sàng chia sẽ -gánh vác mọi chuyện nắm tay em thật chặt vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống lắm bộn bề và hơn hết luôn biết em cần gì qua đôi mắt.
... Và... em tin sẽ có người đời ông tốt dành cho em vì hạnh phúc vẫn đang đợi em phía trước!

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

Lời Cha dặn..."Con người sống để yêu thương"

Giữa bộn bề cuộc sống, lời cha dặn về triết lý 'con người sống để yêu thương' khiến người ta giật mình.

- Có ai khen con đẹp, con hãy cảm ơn và quên đi lời khen ấy.

- Có ai bảo con ngoan, hãy cảm ơn và nhớ ngoan hiền hơn nữa.

- Với người òa khóc vì nỗi đau mà họ đang mang, con hãy để bờ vai của mình thấm những giọt nước mắt ấy.

- Với người đang oằn lưng vì nỗi khổ, con hãy đến bên và kề vai gánh giúp.

- Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng họ hai đồng. Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu. Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.

- Con hãy biết khen. Nhưng đừng vung vãi lời khen như những cậu ấm cô chiêu vung tiền qua cửa sổ.

- Lời chê bai con hãy giữ riêng mình.



- Nụ cười cho người. Con hãy học cách hào phóng của mặt trời khi tỏa nắng ấm.

- Nỗi đau. Con hãy nén vào trong.

- Nỗi buồn. Hãy biết chia cho những người đồng cảm.

- Đừng khóc than, quỵ lụy, van nài. Khi con biết ngày mai rồi sẽ đến. Có bầu trời, gió lộng thênh thang.

- Con hãy đưa tay. Khi thấy người vấp ngã.

- Cần lánh xa. Kẻ thích quan quyền.

- Bạn. Là người biết đau hơn nỗi đau mà con đang có.

- Thù. Là người quặn đau với niềm vui mà con đang có.

- Chọn bạn sai. Cả đời trả giá.

- Bạn hóa thù. Tai họa một đời.

- Con hãy cho. Và quên ngay.

- Đừng bao giờ mượn. Dù chỉ một que tăm, sợi chỉ.

- Chớ thấy vui khi mình thanh thản trước điều cần nghĩ. Sự thanh thản chỉ có ở người vô tâm.

- Đừng sợ bóng đêm. Đêm cũng là ngày của những người thiếu đi đôi mắt.

- Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn.

- Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui.

- Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại.

- Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa. Chẳng sao.

- Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp.

- Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.

- Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ.

- Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay.



- May rủi là chuyện cuộc đời. Nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may.

- Hãy nói thật ít. Để làm được nhiều - những điều có nghĩa của trái tim.

- Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời. Dù chẳng được trả công.

- Những điều cha viết cho con - được lấy từ trái tim chân thật. Từ những tháng năm lao khổ cuộc đời. Từ bao đêm chơi vơi giữa sóng cồn. Từ bao ngày vất vưởng long đong.

- Cha viết cho con từ chính cuộc đời cha. Những bài học một đời cay đắng.

- Cha gởi cho con chút nắng. Hãy giữ giữa lòng con. Để khi con cất bước vào cuộc hành trình đầy gai và cạm bẫy. Con sẽ bớt thấy đau và đỡ phải tủi hờn.

- Đừng hơn thua làm gì với cuộc đời, con ạ.

- Hãy để chị, để anh giành lấy phần họ muốn.

- Con hãy chậm bước dù là người đến muộn.

- Dù phần con chẳng ai nhớ để dành!

- Hãy vui lên trước điều nhân nghĩa.

- Hãy buồn với chuyện bất nhân.

- Và hãy tin vào điều có thật :

- Con người sống để yêu thương.